DANH SÁCH CÁC PHƯƠNG PHÁP CAN THIỆP CÓ CĂN CỨ KHOA HỌC CHO TRẺ TỰ KỈ

        Trung tâm phát triển nghề nghiệp quốc gia về RLPTKcủa Mỹ (National Professional Development Center - NPDC) đã lọc ra 27 phương pháp trị liệu và giáo dục có căn cứ khoa học cho trẻ RLPTK dựa trên những tiêu chí rất chặt chẽ như số lượng các công trình khoa học được công bố liên quan đến hiệu quả của phương pháp, cách đánh giá hiệu quả, số lượng nhóm mẫu… Dưới đây là danh sách các phương pháp có căn cứ khoa học được NPDC công bố năm 2014:

Can thiệp dựa vào yếu tố tiền hành vi (Antecedent – Based Intervention/ABI)
Can thiệp nhận thức hành vi (Cognitive Behavioral Intervention/CBI)
Củng cố phân cấp cho những hành vi thay thế, đối lập, hoặc hành vi khác (Differential Reinforcement of Alternative, Incompatible, or Other Behavior/DRA/I/O)
Dạy thông qua những thử nghiệm rời rạc (Dicrete Trial Teaching/DTT)
Tập thể lực (Exercise/ECE)
Dập tắt hành vi không mong muốn (Extinction/EXT)
Phân tích hành vi chức năng (Functional Behavior Assessment/FBA)
Luyện giao tiếp có chức năng (Functional Communication Training/FCT)
Làm mẫu (Modeling/MD)

Can thiệp kiểu tự nhiên (Naturalistic Intervention/NI)
Can thiệp do cha mẹ tiến hành (Parent – Implemented Intervention/PII)
Can thiệp và hướng dẫn với bạn làm trung gian (Peer – mediated instruction and intervention/PMII)
Hệ thống giao tiếp bằng trao đổi tranh ảnh (Picture Exchange Communication System/PECS)
Luyện những phản hồi then chốt (Pivotal Response Training/PRT)
Nhắc (Prompting/PP)

Củng cố (Reinforcement/R+)
Ngăn/chuyển hướng hành vi không mong muốn (Response Interruption Redirection/RIR)
Nói theo lời thoại viết sẵn (Scripting/SC)

Tự kiểm soát mình (Self – Management/SM)
Diễn giải các tình huống xã hội (Social Narratives/SN)
Huấn luyện các kỹ năng xã hội (Social Skills Training/STT)
Nhóm chơi theo cấu trúc (Structured Play Group/SPG)
Phân tích nhiệm vụ (Task Analysis/TA)
Hướng dẫn và can thiệp với sự trợ giúp của công nghệ (Technology – Aided Instruction and Intervention/TAII)
Thời gian trì hoãn (Time delay/TD)
Làm mẫu qua video (Video Modeling/VM)

Hỗ trợ trực quan (Visual Support/VS)

          Danh sách 27 phương pháp kể trên theo chọn lọc của NPCD có thể được cập nhật trong các báo cáo tiếp theo. Hệ thống báo cáo khác có thể đưa ra những lựa chọn trùng lặp hoặc khác. Ngoài ra, việc sử dụng các phương pháp can thiệp khác nếu được thực chứng khoa học cũng vẫn là sự lựa chọn phù hợp. Dù được lựa chọn trong danh sách của NPCP, một hệ thống khác hay là những phương pháp chưa được được chọn lọc thì hiệu quả được thực chứng vẫn là cơ sở cho sự lựa chọn các phương pháp can thiệp mà các nhà chuyên môn và các bậc cha mẹ cần lưu tâm trong quá trình can thiệp cho trẻ RLPTK.

         Ngoài danh mục EBPs của Mỹ, các nước có nền khoa học nghiên cứu RLPTK tiên phong khác cũng đề xuất danh mục các phương pháp có căn cứ khoa học, như Canada, Úc, Anh. Danh mục trên là một trong những cơ sở quan trọng để chúng ta lựa chọn và ứng dụng phương pháp can thiệp cho trẻ RLPTK tại Việt Nam.

 

                                                                                                                                                                                    TS.Nguyễn Nữ Tâm An – GĐ Trung tâm Khánh Tâm

 

Lượt truy cập: 2155 - Cập nhật lần cuối: 13/04/2017 09:55:38 AM

Tin mới hơn:
Google+