HỘI CỨU CTTETTVN NHIỆM KỲ IV (2010 – 2015): ĐỒNG TÂM, NỖ LỰC CỨU TRỢ TRẺ KHUYẾT TẬT

Bước vào nhiệm kỳ IV, trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam gặp nhiều khó khăn, thách thức. Song, nhờ nắm bắt được tình hình, cùng sự hỗ trợ ủng hộ của toàn xã hội, cán bộ hội viên của Hội đã phát huy ý thức trách nhiệm cao, tinh thần tự chủ sáng tạo, đồng tâm, nỗ lực vượt qua khó khăn và đã hoàn thành các mục tiêu, kế hoạch công tác do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV (tháng 10 năm 2010) đề ra.

1 - Về nuôi dưỡng: 5 năm qua đã nuôi dưỡng được 9.573 trẻ em khuyết tật Trong đó, có trẻ nuôi ăn liên tục 2 tháng, có trẻ 1 tháng, có trẻ 20 ngày. Riêng với trẻ được phẫu thuật, PHCN sau phẫu thuật thì trợ cấp nuôi ăn 15 - 20 ngày, trong 15 - 20 ngày ấy còn nuôi ăn cả người đi theo để chăm sóc, bình quân 15.000đ - 20.000đ/ngày/trẻ. Đã tổ chức nuôi dưỡng trực tiếp và hỗ trợ tiền ăn bữa trưa cho 10.265 trẻ được chữa trị, PHCN bán trú tại các cơ sở của Hội. 2 - Về khám chữa bệnh, chữa tật, PHCN - Đã khám, phát thuốc miễn phí cho 75.356 trẻ, bình quân tiền thuốc cấp 200.000đ/trẻ + hỗ trợ tiền đi lại bình quân 200.000đ/ trẻ. Trong đó, có 28.363 trẻ khuyết tật đang cư trú tại các tỉnh vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng dân tộc ít người như: Thái Nguyên, Cao Bằng, Điện Biên, Lai Châu, Hà Giang, Quảng Ninh, Yên Bái, Bình Phước, Tây Ninh, Đắc Nông, v.v… - Đã chữa bệnh tật có kết quả tốt bằng phương pháp nội khoa (châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, thuốc đông y, vật lý trị liệu…) cho 16.843 trẻ. - Đã khám, phẫu thuật chỉnh hình sửa tật vận động và các dạng tật khác có khả năng đáp ứng bằng phẫu thuật cho 4.798 trẻ. Trong công tác phẫu thuật, Hội đặc biệt trân trọng sự đóng góp tích cực của Hội thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm II, Trung tâm phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng Vinh tỉnh Nghệ An, Bệnh viện Đa khoa Hồng, Bệnh viện tim Hà Nội và Trung tâm tim mạch Bệnh viện E Hà Nội. - Đã tư vấn, phát hiện sớm, dạy dỗ, giáo dục chuyên biệt cho 4.714 trẻ thiểu năng trí tuệ, rối nhiễu tâm trí, tự kỷ, khiếm thính, thất khiếu bẩm sinh. 3- Về dạy chữ, hướng nghiệp day nghề. - Tiếp tục thực hiện việc dạy chữ nhằm duy trì sự phát triển tối thiểu não bộ của trẻ em khuyết tật, các cơ sở thuộc Hội có các lớp dạy chữ, từ lớp 1 đến lớp 5, đã mở được 638 lớp dạy chữ tiền hòa nhập cho 10.153, đã có 5.542 trẻ được nhận vào các lớp hòa nhập tại các trường tiểu học. - Đã mở được 243 lớp học các nghề may, thêu, nấu ăn, sơn mài, âm nhạc, hội họa, làm hoa, đan hạt cườm, xoa bóp, tin học, trồng nấm, điện dân dụng… cho 6.818 trẻ em và thanh thiếu niên khuyết tật. - Đã phối hợp với sở Lao động Thương binh & Xã hội các tỉnh Nam Định, Hà Nam, Hà Nội mở 3 lớp dạy nghề thủ công, lắp ráp cơ khí, làm bánh cho 36 thanh thiếu niên khuyết tật nông thôn. - Kết thúc các khóa học đã có 849 và thanh thiếu niên khuyết tật được đào tạo thành nghề, trong đó 737 em có việc làm. 4 - Về chăm lo đời sống vật chất và tinh thần. Mục tiêu cao nhất trong hoạt động của Hội là giúp trẻ em khuyết tật thoát khỏi bất hạnh, khổ đau, có thể tự lao động nuôi sống bản thân, giúp ích cho gia đình,xã hội sống hòa nhập bình đẳng với cộng đồng. Vì thế đi đôi với việc chữa bệnh, chữa tật, phục hồi chức năng, dạy chữ, hướng nghiệp, dạy nghề và tạo việc làm, Hội còn chú trọng đến việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho trẻ em khuyết tật bằng những hoạt động cụ thể dưới đây: - Tổ chức 110 sự kiện vui chơi lớn, nhỏ, tại Trung ương Hội; Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật thành phố Hà Nội; Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật thành phố Hồ Chí Minh; các cơ sở trực thuộc Trung ương Hội, nhân các ngày Tết, ngày lễ, trao tặng 26.443 phần quà (trị giá mỗi xuất quà từ 100.000đ đến 1.000.000đ ). - Tặng 1.148 xe lăn, xe lắc cho trẻ em khuyết tật các tỉnh phía Bắc và miền Trung, tặng 651 suất học bổng. Việc làm này vừa giúp các em đỡ khó khăn về vật chất vừa giúp các em nhận biết được rằng các trẻ em luôn được xã hội quan tâm giúp đỡ, động viên. - 6 lần tổ chức chương trình “Điều kỳ diệu của cuộc sống”. - 8 chuyến đi thăm quan danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử cách mạng, vừa để các em hiểu biết về lịch sử, về đất nước ta tươi đẹp, vừa giúp các em xóa bỏ ý nghĩ người khuyết tật khó hoặc không thể đi xa được. - Tổ chức 25 cuộc giao lưu văn nghệ giữa trẻ em khuyết tật với trẻ em bình thường tại các câu lạc bộ thiếu nhi, các trường học phổ thông giúp các em bớt mặc cảm, tự ty hòa nhập cuộc sống cộng đồng. - Tổ chức cho trẻ em khuyết tật tham gia các sự kiện, các ngày hội do Trung ương Hội, Hội thành phố Hồ Chí Minh, Hội thành phố Hà Nội và các cơ sở Hội tổ chức bằng “Hội xuân từ thiện” của thành phố Hồ Chí Minh có 6.000 trẻ em khuyết tật toàn thành phố tới dự, qui mô trung bình với 500 trẻ như sự kiện “Vầng trăng cho em ” hàng năm vào dịp tết Trung Thu do Trung ương Hội tổ chức. -Tổ chức các cuộc thi cho các em quen dần với môi trường cạnh tranh và phát huy tài năng của tập thể, cá nhân như thi “Bếp ăn tình nghĩa”, “Vượt lên tật nguyền”, “Làm hoa thủ công”, “Cắm hoa nghệ thuật”, “Triển lãm tranh của các em tự vẽ” v.v… - Thành lập được 11 câu lạc bộ, Hội cha mẹ trẻ em khuyết tật ở các trung tâm, các nhà cứu trợ giúp dạy dỗ các em; hướng dẫn phụ huynh cách phòng ngừa tật cho trẻ, phòng chống bạo lực gia đình, giúp các em sống cởi mở, thân thiết gắn bó hơn với ông bà, cha mẹ, anh chị em và những người thân thích. Đặc biệt, với số trẻ em khuyết tật lớn đủ khả năng nhận thức, Hội đã tổ chức 14 khóa huấn luyện, tập huấn về tình dục, về sức khỏe sinh sản và phòng chống ý định tự tử …

Nguyễn Bá Duyệt

Lượt truy cập: 1859 - Cập nhật lần cuối: 10/12/2015 11:23:51 AM

Tin mới hơn:
Google+