Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam báo cáo kết quả 10 năm thực hiện Luật Người khuyết tật (2011-2021).

Sáng ngày 9 tháng 11 năm 2021. Ban Thường trực Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam làm việc với đoàn công tác do Bà Đinh Thị Thụy - Phó văn phòng Ủy ban quốc gia về Người khuyết tật Việt Nam trưởng đoàn cùng các thành viên trong đoàn.

Sáng ngày 9 tháng 11 năm 2021. Ban Thường trực Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam làm việc với đoàn công tác do Bà Đinh Thị Thụy - Phó văn phòng Ủy ban quốc gia về Người khuyết tật Việt Nam trưởng đoàn cùng các thành viên trong đoàn.

 

Ban lãnh đạo Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam làm việc với  đoàn công tác của Ủy ban quốc gia về Người khuyết tật Việt Nam.

Trong buổi làm việc với đoàn công tác, Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam đã Báo cáo kết quả 10 năm tổ chức triển khai, thực hiện Luật người khuyết tật Việt Nam (2011 -2021).

Luật người khuyết tật được Quốc hội thông qua ngày 17 tháng 06 năm 2010 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2011. Qua 10 năm thực hiện Luật người khuyết tật (2011-2021). Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam đã đạt được một số kết quả như sau:

*Về tổ chức quán triệt, triển khai, tham gia góp ý Luật trẻ em, góp ý các Đề án, Chương trình của Chính phủ liên quan đến người khuyết tật như:

-  Quyết định số 1100/QĐ-TTg ngày 21/6/2016 Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về Quyền của người khuyết tật;

-  Quyết định số 1438/QĐ-TTg ngày 29/10/ 2018 về Phê duyệt Đề án hỗ trợ trẻ em khuyết tật tiếp cận các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục tại cộng đồng giai đoạn 2018-2025;

-  Quyết định số 542/QĐ-TTg ngày 20/4/2020 về xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;

-   Quyết định số 753/QĐ-TTg ngày 3/6/2020 Ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Chỉ thị số 39/TW ngày 01/11/ 2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người khuyết tật;

-   Quyết định 1190/QĐ- TTg ngày 5/8/2020 về phê duyệt chương trình trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021-2030;

-   Quyết định 1929/QĐ-TTg ngày 25/11/2020 về chương trình trợ giúp xã hội và PHCN cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2021-2030.

Ngoài các Quyết định của Thủ Tướng Chính phủ, Hội còn tiếp nhận và góp ý các văn bản của Ủy Ban quốc gia về người khuyết tật Việt Nam, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính.

* Về hoạt động tuyên truyền:

Từ năm 2011 đến nay, Hội đã phối hợp với Đài truyền hình Hà Nội và truyền hình cáp Việt Nam 10 lần truyền hình trực tiếp “Chương trình Thắp sáng niềm tin cho em” chương trình được truyền hình trực tiếp trên Đài truyền hình Hà Nội và Truyền hình cáp Việt Nam.

Trong 2 năm 2019-2020, Hội tổ chức thi toàn quốc Tiếng hát hội viên Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam và Thi vẽ tranh và viết chữ đẹp đối với trẻ em khuyết tật.

 Thông các hoạt động tuyên truyền đã góp phần nâng cao nhận thức về người khuyết tật, trẻ em khuyết tật của xã hội có sự thay đổi theo hướng tích cực, khơi dậy tình cảm tương thân tương ái trong cộng đồng dân tộc được thể hiện qua sự đóng góp, hỗ trợ vật chất, kinh phí để trợ giúp trẻ em khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn của các tổ chức và cá nhân hảo tâm trong nước và quốc tế.

*Hoạt động dạy nghề, hướng nghiệp cho trẻ khuyết tật.

  Các cơ sở thuộc Hội tổ chức 107 lớp dạy nghề cho thanh thiếu niên khuyết tật với tổng số học viên là 1.396 cháu được đào tạo các nghề: 115 cháu học nghề may thêu, 135 cháu học thủ công mỹ nghệ, 940 cháu học tin học, 70 cháu học nghề hoa giấy, 215 cháu học các nghề khác. Kết thúc khoá học số cháu được đào tạo thành nghề là 107 cháu, số cháu có việc làm là 107 cháu, tạo được mức thu nhập trung bình cho các cháu từ 1.000.000đ đến 3.750.000đ/1 tháng.

* Hoạt động khám chữa bệnh, chữa tật, phục hồi chức năng.

Đã tổ chức khám cho: 1.055.064 lượt trẻ khuyết tật, cấp phát thuốc miễn phí;

- 8.180 trẻ khuyết tật được điều trị bằng nội khoa (châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, vật lý trị liệu);

- 3592 trẻ khuyết tật được phẫu thuật chỉnh hình;

- 4550 trẻ khuyết tật được tập luyện PHCN kể cả PHCN sau phẫu thuật;

* Kết quả chữa bệnh, chữa tật, phục hồi chức năng:

 - 10.817Số trẻ khuyết tật có kết quả tốt;

 - 2.950trẻ khuyết tật đỡ;       

 - 1675 trẻ khuyết tật giảm bệnh ít đang tiếp tục điều trị.

 *Hoạt động dạy chữ cho trẻ em khuyết tật.

      Hội đã mở được 164 lớp dạy chữ tại các Trung tâm và Nhà cứu trợ của Hội với số lượng học sinh là 3.110 em. Trong đó có:  1.636 trẻ khuyết tật trí tuệ, 453 trẻ khuyết tật nhìn, 284 trẻ khuyết tật nghe, 495 trẻ khuyết tật nói, 430 trẻ tự kỷ, 181 trẻ Down, 159 trẻ khuyết tật vận động, 36 trẻ mồ côi, 163 trẻ thuộc các dạng tật khác, theo phương thức giáo dục chuyên biệt và chương trình, kỹ năng giảng dạy của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hoạt động của Hội đã giúp cho 1.354 trẻ em khuyết tật vào học hoà nhập tại các trường tiểu học. Nhiều trẻ khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn được Hội hỗ trợ học phí.

   Hàng năm Hội đã tổ chức nuôi dưỡng kết hợp với việc khám chữa bệnh, chữa tật, PHCN cho trẻ em khuyết tật tại các đơn vị thuộc Hội: 23.853 em được nuôi dưỡng; với mức ăn trung bình 15.000đ đến 20.000đ/1bữa. Riêng những em được phẫu thuật, Hội hỗ trợ nuôi ăn 25.000đ /1 bữa;

           Đánh giá chung:

 Luật người khuyết tật được ban hành thể hiện sự quan tâm và trách nhiệm của Đảng, Nhà nước ta đối với người khuyết tật, được xã hội đồng tình và đánh giá cao, người khuyết tật phấn khởi đón nhận và tham gia tích cực.

 Theo chức năng, nhiệm vụ và khả năng, Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật đã xây dựng kế hoạch triển khai Luật người khuyết tật giai đoạn và hàng năm.

 10 năm thực hiện Luật người khuyết tật, Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật đã góp phần nâng cao nhận thức, quan điểm đối với công tác người khuyết tật và trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc thực hiện luật pháp chính sách đối với người khuyết tật, trẻ em khuyết tật; Tiếp tục khơi dậy và phát huy truyền thống, đạo lý, văn hóa tốt đẹp của dân tộc, qua đó thúc đẩy thêm một bước định hướng phát triển các phương thức huy động nguồn lực cộng đồng theo phương châm xã hội hóa nhằm giải quyết tốt các vấn đề xã hội của đất nước.

Đời sống vật chất, tinh thần của người khuyết tật, trẻ em khuyết tật được cải thiện đáng kể; nhiều rào cản môi trường cũng như xã hội đã và đang từng bước được dỡ bỏ, tạo cơ hội bình đẳng cho người khuyết tật, trẻ em khuyết tật trong tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, phát huy khả năng của mình, tự lực trong cuộc sống, hòa nhập với cộng đồng.

 *Đề xuất kiến nghị của Hội:

- Quốc hội sớm có sự sửa đổi, bổ sung các luật có liên quan đến Người khuyết tật và trẻ em khuyết tật phù hợp đảm bảo sự quan tâm và quyền lợi của các đối tượng này cụ thể:

+  Luật về Người khuyết tật và Luật trẻ em cần thêm một chương riêng về đối tượng trẻ em khuyết tật.

+ Trong luật việc phân loại khuyết tật chưa rõ và chưa đầy đủ, nên đưa đối tượng trẻ “Tự kỷ” vào diện khuyết tật.

- Các cấp chính quyền địa phương cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm đối với trẻ khuyết tật và tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị, tổ chức hoạt động can thiệp chăm sóc chữa trị, dạy chữ, dạy nghề giúp trẻ khuyết tật hòa nhập cộng đồng.

Kết thúc buổi làm việc, Bà Thụy hoan nghênh, đánh giá cao những kết quả mà Hội đạt được và tiếp thu các ý kiến đề xuất của Hội. Buổi làm việc giữa Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam với Ủy ban quốc gia về Người khuyết tật Việt Nam diễn ra thành công tốt đẹp.

                                                                        Nguồn : Văn phòng Hội

Lượt truy cập: 692 - Cập nhật lần cuối: 16/11/2021 10:57:53 AM

Tin mới hơn:
Google+