HƯỚNG DẪN TỔNG KẾT TỔ CHỨC PHONG TRÀO ĐỢT THI ĐUA CHÀO MỪNG KỈ NIỆM 25 NĂM THÀNH LẬP HỘI CỨU TRỢ TRẺ EM TÀN TẬT VIỆT NAM (1993 - 2019).

Nhằm ôn lại quá trình xây dựng và phát triển của Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam trong 25 năm qua, giúp các Hội thành viên, các Trung tâm, Nhà Cứu trợ, đơn vị thành viên, tập thể và cá nhân trong toàn Hội có thêm niềm tin tưởng, phấn khởi, tự hào, nâng cao ý thức trách nhiệm, phát huy vai trò trách nhiệm trong việc bảo vệ và chăm sóc trẻ em khuyết tật.

         Để chào mừng kỉ niệm 25 năm hoạt động phát triển và trưởng thành của Hội (1993 - 2019). Và kịp thời ghi nhận những thành tích xuất sắc trong đợt thi đua đặc biệt chào mừng thành công Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ IX (nhiệm kỳ 2019 -2024) mà Hội ta là một thành viên.

Ông Đào Vũ Thiết – Phó Tổng thư ký Hội CTTETTVN cùng các

Cụm các tổ chức xã hội ký giao ước thi đua năm 2019.

        

         Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam hướng dẫn, đánh giá cụ thể hoá việc thực hiện các phong trào thi đua và cuộc vận động do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và kế hoạch số 182 – KH/CTĐ, ngày 22/5/2019 của Cụm thi đua các tổ chức xã hội về Tổ chức hoạt động năm 2019 phát động các phong trào thi đua dưới đây:

I.  NỘI DUNG THI ĐUA

       1. Thi đua nâng cao hiệu quả truyên truyền, giáo dục, vận động hội viên đoàn kết, tập hợp các tầng lớp hội viên thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc. Đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền trước, trong và sau Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Kết quả cụ thể:

- Tổ chức được bao nhiêu chương trình giao lưu từ thiện phát quà cho trẻ em khuyết tật?

- Bao nhiêu cuộc Hội thảo, tọa đàm?

- Tạp chí Tình Thương và Cuộc sống đã xuất bản được bao nhiêu số trong thời gian tháng 9/2018 – tháng 12/2019 và đạt hiệu quả tuyên truyền như thế nào?

      Thi đua nâng cao hiệu quả tuyên truyền, vận động, tập hợp các tầng lớp nhân dân, củng cố và phát huy sức mạnh của cơ sở Hội (phấn đấu mỗi đơn vị cần xây dựng 1 website cho đơn vị mình). Tăng cường thông tin về hoạt động của cơ sở và các phong trào thi đua của Hội với cộng đồng.

         2. Thi đua phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo của các cấp Hội và hội viên, hăng hái tham gia các phong trào thi đua yêu nước, công tác xã hội ở địa phương, cơ sở. Bên cạnh đó, tiếp tục tuyên truyền, quán triệt sâu sắc tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thi đua ái quốc, gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

-  Các cấp hội và hội viên đã thực hiện phong trào: “ Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” trong thời gian (9/2018 – 9/2019) với những phong trào gì?  Thành tích đạt hiệu quả như thế nào?

- Có bao nhiêu cán bộ, Hội viên tại đơn vị làm việc tận tình không lương, không phụ cấp thù lao?

- Nội dung của phong trào: “ Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” có phải là nội sinh hoạt hàng tháng của Hội viên trong đơn vị mình? 

- Có bao nhiêu hội viên được Trung ương Hội, Ủy ban nhân dân, đoàn thể địa phương khen thưởng?

      3. Thi đua thực hiện thắng lợi chương trình phối hợp và thống nhất hành động năm 2018 và năm 2019 của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với trọng tâm là:

- Thực hiện cuộc vận động “Đền ơn đáp nghĩa”, “Vì người nghèo”. (bao nhiêu gia đình thương binh liệt sỹ, hộ nghèo có trẻ khuyết tật được quỹ đền ơn đáp nghĩa giúp đỡ?)

- Thực hiện Cuộc vận động: “Vì biển, đảo Việt Nam” (bao nhiêu quà ủng hộ chiến sĩ ngoài đảo xa?)

- Thực hiện Cuộc vận động: “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”  (đơn vị đã tổ chức những gì để thực hiện cuộc vận động này?)

- Thực hiện phong trào “Chống rác thải nhựa” vì một môi trường sống xanh, sạch, đẹp (đơn vị tổ chức những việc làm gì để thực hiện phong trào này?)

       4. Thi đua phát huy thực hiện dân chủ, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cán bộ, Hội viên.

- Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở như thế nào? Có bao nhiêu hội nghị cơ sở được tổ chức để lắng nghe lấy ý kiến của cán bộ, hội viên? Hiệu quả của hội nghị như thế nào?

- Công tác kiểm tra thực hiện quy chế quản lý tài chính được thực hiện như thế nào? Có bao nhiêu cuộc kiểm tra? Kết quả ra sao?

- Có giải quyết kịp thời các thắc mắc, khiếu nại của cán bộ hội viên không?.

        5. Thi đua tham gia phát huy dân chủ, giám sát và phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, chính quyền; phòng chống tham nhũng, lãng phí.

         Thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, chống lãng phí, đạt kết quả như thế nào trong mọi hoạt động của đơn vị và sinh hoạt hàng ngày của từng cá nhân trong cơ sở?

         6. Thi đua mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại nhân dân.

           Đã đón bao nhiêu đoàn trong nước, quốc tế đến thăm hỏi, tặng quà cho các cháu khuyết tật tại cơ sở? Số quà và tiền là bao nhiêu?

        7. Thi đua củng cố, hoàn thiện tổ chức bộ máy, đổi mới phương thức và nâng cao hoạt động của đơn vị đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

-  Trong năm đã kết nạp bao nhiêu hội viên mới (nếu có)? thành lập thêm bao nhiêu cơ sở mới (nếu có)?

-  Có bao nhiêu hội viên chấp hành nghiêm các quy định của Ban Chấp hành Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam? Và bao nhiêu hội viên không chấp hành? Hình thức khen thưởng, xử phạt như thế nào?

- Có bao nhiêu trẻ đủ điều kiện được chuyển sang các lớp hòa nhập, được hướng nghiệp dạy nghề?

- Chức năng nhiệm vụ khám chữa bệnh, chữa tật, phục hồi chức năng cho trẻ em khuyết tật được thực hiện như thế nào?:

+ Bao nhiêu trẻ được khám, cấp thuốc miền phí?

+ Bao nhiêu trẻ được điều trị bằng phương pháp nội khoa (châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, vật lý trị liệu)?

+ Số trẻ khuyết tật được tập luyện PHCN kể cả PHCN sau phẫu thuật?

+ Số trẻ được nuôi dưỡng? Mức ăn trung bình là bao nhiêu?

+ Mở thêm bao nhiêu lớp dạy chữ?

+ Có bao nhiêu lớp dạy nghề, hướng nghiệp cho trẻ khuyết tật?.

       Ban Thường vụ Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam đề nghị: Hội Cứu trợ trẻ em khuyết tật TP Hà Nội, Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật TP Hồ Chí Minh, Trung tâm, Nhà Cứu trợ, Tạp chí Tình thương và Cuộc sống, đơn vị thành viên tích cực tham gia thi đua với những nội dung trên;Tổ chức đánh giá tổng kết và đề nghị khen thưởng năm 2019.

     II. THỜI GIAN :

-         Đợt thi đua này bắt đầu từ quý III năm 2018 (tháng 9 năm 2018)

-         Kết thúc và tổng kết quý IV năm 2019 (tháng 12 năm 2019)

     III. BÌNH XÉT KHEN THƯỞNG:

1. Để việc tổng kết đánh giá, khen thưởng được chính xác, công  bằng. Tất cả các đơn vị tổ chức của Hội xây dựng bằng tiêu chí thi đua của đơn vị mình. Hồ sơ gửi về Trung ương Hội gồm có:

          - Báo cáo tổng hợp kết quả đợt thi đua và thành tích đề nghị khen thưởng của các Hội thành viên, các Trung tâm, các Nhà Cứu trợ, Tạp chí Tình thương và Cuộc sống, các đơn vị thành viên (trong đó ghi rõ đề nghị tặng thưởng Kỉ niệm chương của BCH TƯ Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam hay Bằng khen của BCH TƯ Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam).

          - Tờ trình đề nghị khen thưởng của Chủ tịch các Hội thành viên, Giám đốc các Trung tâm, Chủ nhiệm các Nhà Cứu trợ, Tổng biên tập Tạp chí Tình thương và Cuộc sống, Giám đốc các đơn vị thành viên (Mỗi đơn vị được lựa chọn đề nghị khen thưởng cho 01 đơn vị trực thuộc và 01 cá nhân tiêu biểu).

            - Báo cáo thành tích của tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng có ý kiến xác nhận của Chủ tịch các Hội thành viên, Giám đốc các Trung tâm, Chủ nhiệm các Nhà Cứu trợ, Tổng biên tập Tạp chí Tình thương và Cuộc sống, Giám đốc các đơn vị thành viên.

            - Biên bản họp Hội đồng thi đua – Khen thưởng của Tổ chức đề nghị khen thưởng.

 2. Về thời hạn đề nghị khen thưởng gửi hồ sơ về Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam số 51, Vũ Ngọc Phan, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, TP Hà Nội trước ngày 31/12/2019.

Nguồn tin: Văn phòng Hội

Lượt truy cập: 1067 - Cập nhật lần cuối: 25/10/2019 10:32:24 AM

Đọc nhiều nhất
Trung tâm Hy Vọng TP Hải Dương tổ chức Tết Thiếu nhi 1.6 cho các cháu khuyết tật Chương trình Kỉ niệm 30 năm thành lập Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam Thắp sáng niềm tin cho em lần thứ 8 năm 2023
Google+