QUY CHẾ XÉT TẶNG KỶ NIỆM CHƯƠNG “VÌ TRẺ EM KHUYẾT TẬT”

( Ban hành kèm theo quyết định số 222/2008 /QĐ – T.Ư của Chủ tịch Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam)

CHƯƠNG I

QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1:Kỷ niệm chương “Vì trẻ em khuyết tật”

1. Kỷ niệm chương “ Vì trẻ em khuyết tật” là hình thức khen thưởng của Ban chấp hành T.Ư Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam tặng cho những người có nhiều thành tích, thâm niên công tác, đóng góp cho sự nghiệp Cứu trợ trẻ em tàn tật và phát triển Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam.

2. Không tặng Kỷ niệm chương “ Vì trẻ em khuyết tật” cho người đang trong thời gian thụ án và bị kỷ luật.

3. Kỷ niệm chương “ Vì trẻ em khuyết tật” được đăng ký với Ban Thi đua – Khen thưởng T.Ư

Điều 2:Nguyên tắc xét tặng

1. Kỷ niệm chương được xét tặng định kỳ 03 năm vào dịp Kỷ niệm thành lập Hội Cứu trợ trẻ em tàn

tật Việt Nam và xét tặng đột xuất theo quyết định của Ban Thường vụ T.Ư Hội.

      2. Kỷ niệm chương được tặng một lần, được truy tặng cho những người có nhiều công lao đóng góp vào sự nghiệp cứu trợ trẻ em tàn tật của Hội.

      3. Việc xét tặng Kỷ niệm chương phải được thực hiện theo đúng pháp luật, đúng đối tượng, tiêu chuẩn, thủ tục quy định tại quy chế này, đảm bảo nguyên tắc công khai, dân chủ, công bằng, kịp thời

 

 

CHƯƠNG II

ĐỐI TƯỢNG VÀ TIÊU CHUẨN XÉT TẶNG

 

Điều 3: Đối tượng xét tặng

       1. Người đã và đang hoạt động trong các cơ sở của Hội. Là cán bộ, hội viên của Hội có thành tích và thâm niên hoạt động, không bị kỷ luật lần nào.

       2. Người không phải Hội viên của Hội, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài có nhiều đóng góp cho sự nghiệp Cứu trợ trẻ em khuyết tật Việt Nam; không vi phạm pháp luật ở bản xứ và ở Việt Nam.

Điều 4:Tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệm chương

       1. Đối với những người đã và đang hoạt động trong các cơ sở của Hội là cán bộ, hội viên của Hội đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

       1.1. Có thời gian hoạt động Hội liên tục từ 15 năm trở lên.

       1.2. Chủ tịch, Phó Chủ tịch T.Ư, Chủ tịch danh dự Hội, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội địa phương trên 01 nhiệm kỳ.

       1.3. Là Ủy viên BCH, Ban Kiểm tra T.Ư Hội, các trưởng ban 02 khóa liên tục.

       1.4. Là Giám đốc, Phó Giám đốc các  Trung tâm Cứu trợ trẻ em tàn tật, Chủ nhiệm các Nhà Cứu trợ trẻ em tàn tật 10 năm liên tục.

        1.5. Tổng biên tập, Phó Tổng biên tập Tạp chí 10 năm liên tục.

         2.  Đối với nhưng người không phải là hội viên của Hội, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài phải đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

         2.1. Các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các Bộ, Nghành, đoàn thể ở T.Ư, các vị lãnh đạo Đảng, chính quyền đoàn thể ở địa phương đã quan tâm chỉ đạo, động viên giúp đỡ Hội.

         2.2  Là nhà tài trợ thường xuyên của Hội, đạt mức tài trợ hàng năm từ 50 triệu trở lên liên tục 5-10 năm.

         2.3. Là nhà tài trợ một lần đạt mức 500 triệu đồng trở lên.

         2.4. Trực tiếp tham gia các hoạt động Cứu trợ trẻ em tàn tật hoặc vận động tài trợ cho các đơn vị cơ sở của Hội liên tục từ 10 năm trở lên đạt hiệu quả cao.

         2.5. Là hội viên trên 75 tuổi, tích cực hoạt động Hội trên 7 năm.

         2.6. Có thành tích xuất sắc trong hoạt động Vì sự nghiệp Cứu trợ trẻ em tàn tật – khuyết tật và sự phát triển Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam (trong các lĩnh vực: Truyền thông, quảng bá, xây dựng tổ chức, định hướng hoạt động, vận động tài trợ, xậy dựng mối quan hệ hợp tác, giúp đỡ về tài chính, ủng hộ về cơ sở vật chất.....).

         3. Đối với những người bị kỷ luật  thì thời gian xét tặng Kỷ niệm chương kéo dài 1 -2 năm ( tùy theo mức kỷ luật).

 

        

CHƯƠNG III

THẨM QUYỀN VÀ QUY TRÌNH HỒ SƠ XÉT TẶNG

 

 

Điều 5:  Thẩm quyền xét tặng

       1. Thường trực Ban Thường vụ xem xét để Chủ tịch Ban Chấp hành T.Ư Hội và người thay thế theo quy định của Điều lệ Hội có thẩm quyền quyết định tặng Kỷ niệm chương.

       2. Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng của Hội có trách nhiệm hướng dẫn các cơ sở lập hồ sơ tiếp nhận, nghiên cứu hồ sơ. Lập danh sách các cá nhân đủ tiêu chuẩn  (như quy định tại điều 4, chương II quy chế này) báo cáo Hội đồng Thi đua – Khen thưởng hội xem xét trình Chủ tịch Ban chấp hành T.Ư Hội ra quyết định tặng Kỷ niệm chương.

Điều 6:  Quy trình xét tặng

       1. Với các đơn vị cơ sở trực thuộc Hội địa phương: Ban chấp hành Hội địa phương hướng dẫn, lập hồ sơ, tập hợp lập danh sách đối tượng thuộc địa phương mình, kèm văn bản đề nghị gửi về Hội đồng Thi đua – Khen thưởng T.Ư Hội.

       2. Các đơn vị trực thuộc T. Ư Hội: giám đốc các Trung tâm, Chủ nhiệm các Nhà Cứu trợ trẻ em tàn tật, Trưởng  các ban tập hợp hồ sơ đối tượng thuộc đơn vị mình, lập tờ trình gửi về Ban Thi đua- Khen thưởng T.Ư Hội.

       3. Văn phòng T.Ư Hội tập hợp hồ sơ, lập danh sách các vị Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các Bộ, Ban, Ngành đoàn thể ở T.Ư, các Ủy viên Ban Chấp hành các khóa, những người đã nghỉ, những người đang tham gia hoạt động Hội và các đơn vị cá nhân có liên quan ( như quy định tại mục 5 khoản 2 điều 4 Quy chế này)

       4. Khi nhận được hồ sơ đề nghị của các cơ sở địa phương, Thư ký Hội đồng Thi đua  - Khen thưởng T.Ư Hội thống kê hoàn tất thủ tịch để Hội đồng Thi đua – Khen thưởng T.Ư  Hội họp xem xét, quyết định danh sách đối tượng được tặng Kỷ niệm chương.

       5. Chủ tịch Ban Chấp hành T.Ư Hội hoặc người được ủy quyền ( theo quy định tại Điều lệ Hội) ký quyết định tặng Kỷ niệm chương.

 Điều 7: Hồ sơ xét tặng:

       1.  Bản danh sách trích ngang và tóm tắt thành tích người được đề nghị tặng Kỷ niệm chương.

       2. Tờ trình của lãnh đạo đơn vị cơ sở hoặc Hội địa phương về việc đề nghị tặng Kỷ niệm chương.

        3. Biên bản hội nghị Hội đồng Thi đua – Khen thưởng hoặc Lãnh đạo đơn vị cơ sở về việc xét và đề nghị tặng Kỷ niệm chương.

         Các văn bản này phải là bản gốc, có chữ ký của người đứng đầu và dấu địa phương đơn vị.

 

CHƯƠNG IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 8: Bản Quy chế này áp dụng cho việc xét tặng Kỷ niệm chương “Vì trẻ em khuyết tật” của Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam. Thư ký Hội đồng Thi đua  - Khen thưởng T.Ư Hội soạn thảo văn bản hướng dẫn các cơ sở địa phương thực hiện.

        Trong quá trình thực hiện, có điều khoản, mục nào chưa phù hợp, các cơ sở địa phương báo cáo, đề nghị để Thường trực Ban Thường vụ T.Ư Hội xem xét sửa đổi bổ sung.

Điều 9: Các cấp Hội, các cán bộ, hội viên nào thực hiện tốt Quy chế này sẽ được xét khen thưởng, những cơ sở, địa phương, cán bộ, hội viên nào vi phậm sẽ bị kỷ luật theo Quy định tại Điều lệ Hội./.

  Nguồn tin : Văn phòng Hội

 

 

 

Lượt truy cập: 1496 - Cập nhật lần cuối: 18/04/2019 09:00:59 AM

Đọc nhiều nhất
Trung tâm Hy Vọng TP Hải Dương tổ chức Tết Thiếu nhi 1.6 cho các cháu khuyết tật Chương trình Kỉ niệm 30 năm thành lập Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam Thắp sáng niềm tin cho em lần thứ 8 năm 2023
Google+