Hướng dẫn số 21-HD/HCTTETTVN ngày 24/03/2023 về hướng dẫn thi đua chào mừng 30 năm hoạt động, xây dựng và phát triển của Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam (4/12/1993 – 4/12/2023)

- Căn cứ Nghị quyết Hội nghị BCH mở rộng của Hội ngày 16/3/2023, Kế hoạch công tác năm 2023 của Hội, Kế hoạch tổ chức các hoạt động tiến tới kỉ niệm 30 năm ngày thành lập Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam (1993 – 2023).

- Căn cứ Kế hoạch công tác nhiệm kỳ VI (2022 – 2027) về thi đua, khen thưởng của Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam.

PHẦN I. THỰC HIỆN PHONG TRÀO THI ĐUA “XÂY DỰNG ĐƠN VỊ AN TOÀN VỚI TRẺ EM KHUYẾT TẬT”

A. MỤC TIÊU PHẤN ĐẤU

1. Không để xảy ra bất cứ tai nạn nào với trẻ em khuyết tật trong thời gian được chăm sóc, chữa trị, phục hồi chức năng tại các Hội thành viên, Trung tâm, Nhà Cứu trợ và các loại hình cơ sở khác của Hội.

2. Tất cả các tổ chức cơ sở thuộc Hội đều đạt tiêu chí và được công nhận là đơn vị an toàn với trẻ khuyết tật.

3. Tham gia và góp phần cùng các cấp chính quyền ban ngành đoàn thể thực hiện Quyết định 234/QĐ – TTg ngày 05 tháng 02 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em giai đoạn 2016 – 2020 đạt kết quả cụ thể.

B. NỘI DUNG CÁC TIÊU CHÍ PHẤN ĐẤU:

I. Về pháp luật:

Chấp hành nghiêm chỉnh, vận dụng sáng tạo luật pháp liên quan đến tổ chức và hoạt động của Hội, nhất là Luật Người khuyết tật; Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Nghị định 103/2017/NĐ – CP ngày 19 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ; các quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; các thông tư, hướng dẫn của các Bộ, ngành có liên quan; các quy chế quy định hướng dẫn của Trung ương Hội và Điều lệ Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam.

II. Về tổ chức:

1. Lưu giữ đầy đủ hồ sơ thành lập đơn vị gồm:

- Đề án thành lập đơn vị.

+ Quyết định thành lập

+ Quyết định bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo

+ Quy chế/ nội quy hoạt động (quy định rõ chức năng/nhiệm vụ của từng chức danh)

+ Giấy phép hoạt động theo Nghị định 103/2017/NĐ – CP ngày 19 tháng 09 năm 2017 của Chính phủ

+ Danh sách trích ngang cán bộ/ nhân viên.

+ Hợp đồng thuê trụ sở hoặc giấy tờ khác chứng minh sự hợp pháp của trụ sở đơn vị.

2. Có đủ các bộ phận:

- Lãnh đạo, Giám đốc/Phó giám đốc (Chủ nhiệm / Phó chủ nhiệm)

-  Các bộ phận chuyên môn chuyên trách:

+ Tài chính, kế toán

+ Giáo dục và PHCN

+ Chăm sóc sức khỏe

+ Dinh dưỡng

+ Bảo vệ

+ Hành chính văn thư

+ Những bộ phận này có phân công người phụ trách và có quy chế quy định hoạt động cụ thể riêng của từng bộ phận.

3. Có câu lạc bộ hoặc ban đại diện cha mẹ/ người thân trẻ khuyết tật từng thời kỳ của đơn vị, có danh sách nhân sự và quy chế hoạt động cụ thể.

III. Về phòng chống tai nạn thương tích: gồm các lĩnh vực:

1. Phòng chống cháy nổ; các trò chơi nguy hiểm : Đốt lửa, đồ vật sắc nhọn; Không có cửa sổ, cầu thang, cổng bảo vệ, nền nhà trơn, có thiết bị điện hở; Nước (bể cá.... hồ) gây ra đuối nước; có nhiều hàng ăn vặt; Trường học có cây có nhiều côn trùng, bụi rậm....; Đồ vật chênh vênh... trong khuôn viên trường; Trẻ trong trường giao lưu với nhóm người không tốt; Không có bảo vệ, bảo vệ sao nhãng không chú tâm vào công việc.

2. Tai nạn thương tích trong giờ học tại lớp học: Bàn ghế gẫy, Cửa sổ không an toàn, ổ điện hở, nền nhà trơn trượt, Kỷ luật của học sinh (quạt, bút, xô đẩy bạn, đánh nhau...), Giờ thủ công (kéo, kim, thước....), Giáo viên bận việc khác không để ý đến học sinh, Giáo viên/ học sinh chưa được đào tạo về phòng ngừa...., quy định lỏng lẻo, có các đồ dùng được nước không có nắp đậy..., cầu thang không có che chắn (với trẻ nhỏ ....), năng lực kiểm soát cảm xúc, cách bố trí bàn ghế thiếu an toàn, đồ vật có nguy cơ rơi sập.

3. Phòng chống tai nạn, chú trọng: Tai nạn chuyên môn, tai nạn cơ học như: Ngã, rơi cầu thang, bỏng, điện giật, tai nạn do ăn uống (sặc, nghẹn, ngộ độc....) – đuối nước, tai nạn giao thông với người khuyết tật; đặc biệt phòng chống bị xâm hại, bắt cóc, đi lạc, bạo hành...

4. Phòng chống bệnh tật:

- Có quy định và sổ tiếp nhận – bàn giao trẻ hàng ngày – ghi rõ tình trạng sức khỏe.

- Liên hệ và ký hợp đồng phối hợp với y tế địa phương tổ chức tập huấn, hướng dẫn phát hiện kịp thời, xử lý tích cực các trường hợp cần cấp cứu như: sốt cao, nhức đầu, đau bụng dữ dội, khó thở, tím tái, ngất, co giật, động kinh .... v.v...

- Liên hệ với y tế địa phương khám sức khỏe ban đầu và định kỳ từ thiện miễn phí cho trẻ có sự chứng kiến của thân nhân (gia đình) trẻ.

- Xây dựng và thực hiện quy định về vệ sinh phòng bệnh tại cơ sở, trong đó nêu rõ trách nhiệm của đơn vị, của từng nhân viên và của gia đình trẻ khuyết tật.

5. Tuyên truyền và phối hợp với gia đình trẻ khuyết tật xây dựng kế hoạch phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ tại gia đình, thời gian không ở trong sự quản lý của cơ sở thuộc Hội.

C. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẦN THỰC HIỆN:

1. Mỗi cơ sở đều có đủ nhân sự và phân công chức năng cụ thể:

+ Giám đốc/ Chủ nhiệm: Phụ trách chung mọi công việc của đơn vị.

+ Phó giám đốc/ Phó chủ nhiệm: giúp Giám đốc/ Chủ nhiệm đều hành công việc – thực hiện các lĩnh vực công việc được Giám đốc/Chủ nhiệm phân công (theo quy định trong quy chế). Thay mặt Giám đốc/Chủ nhiệm  khi được ủy quyền (Ủy quyền bằng văn bản, Ủy quyền bằng sổ ủy quyền).

+ Có các bộ phận phụ trách từng lĩnh vực công tác: Giao nhiệm vụ quyền hạn, trách nhiệm người đứng đầu. (vì nhân lực ít, công việc nhiều, do đó cần phân công kiêm nhiệm hợp lý). Người này được hưởng trợ cấp trách nhiệm theo quy định của hội nghị dân chủ cơ sở).

+ Có các quy chế theo quy định của Trung ương Hội để thực hiện. Hàng tháng tổ chức nhận xét đánh giá bình chọn theo tiêu chuẩn A – B – C đối với từng tập thể, cá nhân.

2. Báo cáo xin cấp phép hoạt động, thường xuyên báo cáo công tác và tranh thủ sự ủng hộ của cơ quan chính quyền địa phương.

3. Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng và đạo đức cho cán bộ nhân viên bằng việc mời cán bộ chuyên môn về tập huấn, gửi cán bộ, nhân viên dự các lớp học, tập huấn phù hợp, đồng thời đẩy mạnh việc tự tu dưỡng, tự học, học theo nhóm.

4. Kiên quyết phát hiện đấu tranh xử lý nghiêm với những hành vi xâm hại, bạo hành trẻ (kể cả về thể chất và tinh thần).

5. Thông qua Câu lạc bộ hoặc ban đại diện cha mẹ/thân nhân trẻ thường xuyên tổ chức các buổi nói chuyện, cung cấp tài liệu giúp cha mẹ trẻ nâng cao nhận thức trách nhiệm và thực hiện tốt việc chăm sóc, bảo đảm an toàn cho trẻ luôn tốt nhất.

D. HIỆU LỰC THI HÀNH

1. Quy định này được phổ biến và tổ chức thực hiện tại tất cả các cơ sở của Hội; định kỳ hàng quý báo cáo kết quả về Trung ương Hội.

2. Hội Cứu trợ trẻ em khuyết tật thành phố Hà Nội, Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật thành phố Hồ Chí Minh và các đơn vị cơ sở thuộc Hội căn cứ quy định này xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu thi đua đăng ký với Trung ương Hội - đồng thời báo cáo và đăng ký với chính quyền địa phương (trực tiếp là ngành Lao động - Thương binh và Xã hội) đề thường xuyên nhận sự chỉ đạo, hỗ trợ tạo điều kiện đạt kết quả của phong trào.

3. Văn phòng Trung ương Hội giúp Thường trực Trung ương Hội, Hội đồng thi đua Khen thưởng Trung ương Hội tổ chức theo dõi, đôn đốc định kỳ kiểm tra, đánh giá việc thực hiện tại các cơ sở.

4. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương Hội:

4.1. Có kế hoạch  xây dựng thành phong trào thi đua trong toàn Hội. Phát động từ tháng 3 năm 2023, duy trì và đẩy mạnh vào các năm tiếp theo cho đến khi có quy định mới.

4.2. Tiếp tục đăng ký phong trào với Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các Bộ liên quan, trước hết với Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục - Đào tạo để phối hợp, chỉ đạo, hỗ trợ và nâng cao hiệu quả phong trào thi đua này.

5. Kết quả thực hiện các quy định này là tiêu chuẩn bình xét thi đua, khen thưởng của Hội hàng năm.

 

PHẦN II. PHONG TRÀO THI ĐUA CHÀO MỪNG KỈ NIỆM 30 NĂM THÀNH LẬP    HỘI CỨU TRỢ TRẺ EM TÀN TẬT VIỆT NAM VÀ BÌNH XÉT KHEN THƯỞNG

 

      Nhằm tăng cường hoạt động và phát huy vai trò của các Hội thành viên, Trung tâm, Nhà Cứu trợ, Đơn vị thành viên trực thuộc Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam; Ban Thường vụ Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam quyết định tổ chức phong trào thi đua chào mừng kỉ niệm 30 năm ngày thành lập Hội như sau:

A. MỤC ĐÍCH

      - Ôn lại quá trình hình thành và phát triển của Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam trong 30 năm qua, giúp các Hội thành viên, Trung tâm, Nhà Cứu trợ, Đơn vị thành viên, tập thể và cá nhân trong toàn Hội có thêm niềm tin tưởng, phấn khởi, tự hào, nâng cao ý thức trách nhiệm, phát huy vai trò nhiệm vụ góp phần làm cho trẻ em khuyết tật thoát khỏi khổ đau và bất hạnh, bảo vệ và chăm sóc theo Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật về người khuyết tật của Nhà nước Việt Nam và Công ước về Quyền trẻ em của Liên hiệp quốc, giúp trẻ em khuyết tật sống hòa nhập với cộng đồng.

      - Không ngừng phấn đấu theo chức năng nhiệm vụ của Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam tiếp tục phát triển về mọi mặt.

      - Động viên, khích lệ tinh thần và quyết tâm phấn đấu của các Hội thành viên, Trung tâm, Nhà Cứu trợ, Đơn vị thành viên trong những năm tiếp theo.
      - Là dịp để các Hội thành viên, Trung tâm, Nhà Cứu trợ, Đơn vị thành viên gặp gỡ, tôn vinh các nhà tài trợ và tấm lòng hảo tâm cứu trợ trẻ em khuyết tật, tô đậm truyền thống nhân ái tốt đẹp: “lá lành đùm lá rách” của dân tộc góp phần xây dựng hoạt động Hội ngày càng phát triển.
      - Từng bước nối rộng vòng tay nhân ái cứu trợ trẻ khuyết tật trong Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam nói riêng và trong toàn xã hội nói chung.

B. YÊU CẦU

- Tất cả các tổ chức, đơn vị thành viên, các đơn vị cơ sở trực thuộc  Hội xây dựng kế hoạch, nội dung cụ thể của đơn vị mình, tổ chức cho cán bộ, hội viên hăng hái tham gia tạo thành phong trào sôi nổi tại cơ sở.
- Làm tốt công tác tham mưu, báo cáo để có sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ về mọi mặt của Ban Chấp hành Hội đưa phong trào thi đua vào nề nếp và thiết thực, hiệu quả.

C. NỘI DUNG

I. Nội dung thi đua, điểm chấm, phương pháp chấm điểm, quy trình bình xét thi đua và số lượng khen thưởng

1. Nội dung thi đua và điểm chấm (đính kèm phụ lục 2)

Nội dung thi đua là thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ khám chữa bệnh, chữa tật, phục hồi chức năng cho trẻ em khuyết tật (90 điểm), gồm các tiêu chí sau:

1.1. Nội dung thứ nhất: Đảm bảo an toàn trong việc thăm khám, chữa bệnh chữa tật cho trẻ khuyết tật. Kết quả thực hiện phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em tại đơn vị (29 điểm).

1.2. Nội dung thứ hai: Chấp hành nghiêm các quy định của Ban Chấp hành Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam. Kết quả của việc tổ chức thực hiện quy định của Trung ương Hội về thực hiện chức năng nhiệm vụ quyền hạn của đơn vị trực thuộc Trung ương Hội (19 điểm).

1.3. Nội dung thứ ba:  Kết quả trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, khám chữa bệnh trẻ khuyết tật đưa ra hòa nhập cộng đồng, hướng nghiệp dạy nghề (có số liệu cụ thể) (16 điểm).

1.4. Nội dung thứ tư: Thi đua phát huy tinh thần sáng tạo và tự quản của đơn vị, triển khai các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước như: các phong trào thi đua do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động (“Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021 - 2025; “ Cả nước chung tay vì người nghèo – Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021 – 2025; “ Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện tại; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; “Tuyên truyền gương điển hình tiên tiến” giai đoạn 2022 – 2025”; “ Đoàn kết sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, hội nhập quốc tế”);  tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động: “Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh”; “Xây dựng đơn vị an toàn với trẻ em khuyết tật”. (6 điểm).

1.5. Nội dung thứ năm: Tiết kiệm, chống lãng phí, tham ô, tham nhũng trong mọi hoạt động và sinh hoạt hằng ngày của từng cá nhân trong cơ sở. (4 điểm)

1.6. Nội dung thứ sáu: Thi đua hoàn thiện cơ chế, nâng cao năng lực hoạt động của tổ chức cơ sở Hội đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Có tổ chức và hoạt động đặc thù phân biệt được các Trung tâm của Hội với các Trung tâm bảo trợ của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Có tổ chức và hoạt động đặc thù phân biệt được các Trung tâm của Hội với các nhóm trẻ độc lập tư nhân. (10 điểm)

1.7. Nội dung thứ bảy: Thi đua nâng cao hiệu quả tuyên truyền, vận động, tập hợp các tầng lớp nhân dân, củng cố và phát huy sức mạnh của cơ sở Hội (mỗi đơn vị cần xây dựng 1 website cho đơn vị mình). Đăng thông tin của cơ sở và các phong trào thi đua chào mừng kỉ niệm 30 năm thành lập Hội. (6 điểm)

2. Phương pháp chấm điểm thi đua

- Tổng số điểm chấm là: 100 điểm, trong đó điểm chấm các nội dung thi đua quy định tại điểm 1 mục I là 90 điểm và điểm thưởng là 10 điểm.

- Điểm thưởng quy định như sau:

+ Có cách làm sáng tạo, có hiệu quả nổi bật trong tổ chức thực hiện các nội dung trên: thưởng 5 điểm.

+ Làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến và thi đua cùng các điển hình tiên tiến: thưởng

5 điểm.

3. Quy trình bình xét thi đua

- Các đơn vị cơ sở tự chấm điểm thi đua, sau đó gửi lên bộ phận thi đua, khen thưởng Hội, các Hội thành viên, Giám đốc các Trung tâm, Chủ nhiệm các Nhà cứu trợ của các đơn vị phối hợp với bộ phận thi đua khen thưởng Hội, cùng các chuyên viên khen thưởng chủ trì cuộc họp để chấm điểm thi đua cho từng thành viên.

- Các Hội thành viên, Giám đốc các Trung tâm, Chủ nhiệm các Nhà cứu trợ, lãnh đạo các đơn vị thành viên tổng hợp, thông báo kết quả chấm điểm thi đua của từng đơn vị thành viên và đề nghị Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam tặng thưởng “ Kỉ niệm chương”, “ Bằng khen” cho các tập thể, cá nhân xuất sắc.

4. Số lượng khen thưởng:

- Hội thành viên: 3 tập thể, 5 cá nhân

- Các Trung tâm, Nhà Cứu trợ : 1 tập thể, 3 cá nhân

II. Tổ chức thực hiện

1. Các Hội thành viên, các Trung tâm, các Nhà cứu trợ, các đơn vị thuộc Hội có trách nhiệm xây dựng kế hoạch để tổ chức cho đơn vị mình thi đua chào mừng kỉ niệm 30 năm thành lập Hội với những nội dung của hướng dẫn này.

2. Căn cứ nội dung thi đua chủ yếu nêu trên, các đơn vị cơ sở có thể cụ thể hóa hoặc bổ sung một số tiêu chí thi đua cho phù hợp với đặc thù của đơn vị mình và phải có sự thống nhất trong toàn thể đơn vị để làm căn cứ chấm điểm và bình xét.

3. Không xét thi đua đối với các đơn vị không phát động thi đua, không có hoạt động cụ thể và không có báo cáo đúng kỳ hạn lên bộ phận thi đua, khen thưởng Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam.

Để kịp thời chào mừng kỉ niệm 30 năm thành lập Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam dự kiến diễn ra vào 4/12/2023; Ban Thường vụ Trung ương Hội yêu cầu các Hội thành viên, Trung tâm, Nhà Cứu trợ, Đơn vị thành viên trực thuộc Hội báo cáo tổ chức phong trào thi đua chào mừng kỉ niệm 30 năm ngày thành lập Hội.

III. Nội dung trong báo cáo cần có:

1.1.      Về công tác thi đua:

a)      Sơ lược tình hình đơn vị

b)     Khó khăn, thuận lợi khi triển khai phong trào

c)      Các kết quả đạt được (có số liệu cụ thể - đây là nội dung chủ yếu)

d)     Các tập thể, cá nhân điển hình của đơn vị

e)      Kiến nghị của đơn vị (báo cáo viết ngắn gọn khoảng 02 trang)

1.2.      Về công tác khen thưởng:

a)    Tiêu chuẩn, hình thức đề nghị khen thưởng:  Theo Quy chế Thi đua - Khen thưởng số 39/2014/VP - TƯH về thi đua, khen thưởng của Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam ban hành theo Quyết định số 13/2014/QĐ – HCTTETTVN ngày 1/7/2014 của Ban Thường vụ Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam.

b)   Sau khi bình xét thành tích của tập thể, cá nhân; các đơn vị lập hồ sơ (theo quy định tại quy chế Thi đua – Khen thưởng) đính kèm báo cáo tổng kết.

Báo cáo gửi về Văn phòng Trung ương Hội trước ngày 31/10/2023 theo:

Địa chỉ: Số nhà 51, phố Vũ Ngọc Phan, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, TP Hà Nội.

Điện thoại: 0243.853.2785 hoặc 0243.562.1094

 Email:cuutrotretantat@gmail.com

Đề nghị các đơn vị thực hiện đúng yêu cầu, đúng thời gian quy định (Trung ương Hội không xét các trường hợp gửi quá thời gian trên)./.

 

Nơi nhận:

- Ban Thường vụ (để báo cáo);

- Hội TP Hà Nội;

- Hội TP Hồ Chí Minh;

- TC Tình thương và Cuộc sống; (Để thực hiện)

- Các Trung tâm; Nhà Cứu trợ;                           

- Các đơn vị thành viên.

-  Lưu VP.

TM BAN CHẤP HÀNHTW HỘI

CHỦ TỊCH HỘI

 

 

   

(Đã ký)

 

Ngô Sách Thực

 

Phụ lục 1:                         DANH SÁCH ĐỀ NGHỊ KHEN THƯỞNG

                                   Tên đơn vị:.................................

                  (Hình thức khen thưởng:  Theo Quy chế Thi đua - Khen thưởng của

                                      Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam)

 

Stt

Tên

 

Giới tính

Hình thức khen thưởng

Tóm tắt thành tích chính

 

Đã được khen thưởng

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

.....

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày      tháng       năm 20…

Thủ trưởng đơn vị

( Kí tên – đóng dấu)

Phụ lục 2:                                               NỘI DUNG THI ĐUA, ĐIỂM CHẤM

STT

                                         NỘI DUNG THI ĐUA

ĐIỂM CHẤM

ĐIỂM THƯỞNG

GHI CHÚ

1

Nội dung thứ nhất: Đảm bảo an toàn trong việc thăm khám, chữa bệnh chữa tật cho trẻ khuyết tật. Kết quả thực hiện phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em tại đơn vị.

29

 

 

2

Nội dung thứ hai: Chấp hành nghiêm các quy định của Ban Chấp hành Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam. Kết quả của việc tổ chức thực hiện quy định của Trung ương Hội về thực hiện chức năng nhiệm vụ quyền hạn của đơn vị trực thuộc Trung ương Hội.

19

 

 

3

Nội dung thứ ba:  Kết quả trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, khám chữa bệnh trẻ khuyết tật đưa ra hòa nhập cộng đồng, hướng nghiệp dạy nghề (có số liệu cụ thể).

16

 

 

4

Nội dung thứ tư: Thi đua phát huy tinh thần sáng tạo và tự quản của đơn vị, triển khai các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước như: các phong trào thi đua do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động; tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động: “Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh”; “Xây dựng đơn vị an toàn với trẻ em khuyết tật”

6

 

 

5

Nội dung thứ năm: Tiết kiệm, chống lãng phí, tham ô, tham nhũng trong mọi hoạt động và sinh hoạt hằng ngày của từng cá nhân trong cơ sở.

4

 

 

6

Nội dung thứ sáu: Thi đua hoàn thiện cơ chế, nâng cao năng lực hoạt động của tổ chức cơ sở Hội đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Có tổ chức và hoạt động đặc thù phân biệt được các Trung tâm của Hội với các Trung tâm bảo trợ của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Có tổ chức và hoạt động đặc thù Phân biệt được các Trung tâm của Hội với các nhóm trẻ độc lập tư nhân.

10

 

 

7

Nội dung thứ bảy: Thi đua nâng cao hiệu quả tuyên truyền, vận động, tập hợp các tầng lớp nhân dân, củng cố và phát huy sức mạnh của cơ sở Hội (mỗi đơn vị cần xây dựng 1 website cho đơn vị mình). Đăng thông tin của cơ sở và các phong trào thi đua chào mừng kỉ niệm 30 năm thành lập Hội.

6

 

 

 

Tổng

90

10

100

                                                                                                                 

               Ngày      tháng       năm 20…

                Thủ trưởng đơn vị

 

 

Lượt truy cập: 266 - Cập nhật lần cuối: 28/02/2024 08:45:29 AM

Đọc nhiều nhất
Trung tâm Hy Vọng TP Hải Dương tổ chức Tết Thiếu nhi 1.6 cho các cháu khuyết tật Chương trình Kỉ niệm 30 năm thành lập Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam Thắp sáng niềm tin cho em lần thứ 8 năm 2023
Google+