CÁCH CHĂM SÓC TRẺ TỰ KỶ TẠI GIA ĐÌNH

Tạo ra một môi trường an toàn và nhất quán

- Luôn nhất quán trong cách dạy trẻ: Trẻ mắc bệnh tự kỷ thường phải mất 1 thời gian dài để có thể thích nghi được với những gì chúng vừa được học khi bị chuyển từ một bối cảnh  này sang một bối cảnh khác, kể cả ở nhà. Vì vậy tạo ra một môi trường giống nhau cho trẻ sẽ là cách tốt nhất để củng cố những gì chúng học được.

 - Cố định một thời gian biểu: Trẻ tự kỷ thường đạt kết quả tốt nhất khi làm theo một thời gian biểu cố định. Vì vậy, cha mẹ nên tạo ra một thời gian biểu cho trẻ với các khung giờ không thay đổi cho các bữa ăn, giờ trị liệu, giờ học ở trường và giờ đi ngủ.

Tuyên dương những hành vi tốt: Cha mẹ nên cố gắng động viên để trẻ tiếp tục phát huy những điều tốt đã làm được. Hãy tuyên dương con khi chúng biết cách ứng xử hay học được 1 kĩ năng mới, và cha mẹ nên chỉ ra một cách cụ thể hành vi nào của chúng đang được khen.

 - Tạo ra một môi trường an toàn cho trẻ: Cha mẹ nên dành riêng ra một không gian riêng tư trong nhà để con có thể thư giãn và cảm thấy an toàn. Cha mẹ cần phải sắp xếp và tạo ra các ranh giới bằng những cách con  có thể hiểu được.

 -Tạo ra môi trường xã hội cho trẻ: Hướng dẫn cho con về các giao ước xã hội bằng các trò chơi đóng giả vai này vai kia và khuyến khích cổ vũ các con diễn đạt tình cảm với cha mẹ, gia đình, anh em bằng lời nói, cử chỉ, ánh mắt. Tập cho con những cách ứng xử đúng đắn như chào hỏi, lễ phép, ... qua các tình huống khác nhau. Khi các con có những hành động không thích hợp cần phải có hình thức phạt rõ ràng và thường xuyên.

 Sử dụng những kênh phi ngôn ngữ để giao tiếp với trẻ

       Hãy chú ý đến những tín hiệu phi ngôn ngữ: Phụ huynh hãy chú ý quan sát để nhận ra những tín hiệu phi ngôn ngữ mà trẻ tự kỷ thường dùng để giao tiếp, vào những âm thanh mà trẻ tạo ra, biểu hiện trên khuôn mặt và những cử chỉ mà trẻ thường làm khi đứa trẻ cảm thấy mệt, đói hay muốn đòi một thứ gì đó.

 - Nhận ra điều trẻ mong muốn đằng sau mỗi lần trẻ cáu giận: Khi trẻ tỏ ra cáu giận, có nghĩa là vì cha mẹ đã không hiểu được những tín hiệu phi ngôn ngữ của trẻ. Vì thế, khi trẻ tỏ ra tức giận có nghĩa là trẻ đang muốn bộc lộ nỗi bực dọc của mình và cố gắng thu hút sự chú ý từ cha mẹ

 - Dành thời gian vui chơi nhiều hơn: Đối với cả trẻ tự kỷ và các bậc cha mẹ, cuộc sống có nhiều thứ để quan tâm hơn là chỉ các buổi trị liệu. Cha mẹ nên tìm ra những cách để cùng chơi với con, mà có thể khiến trẻ thích thú, thoải mái và thoát khỏi sự rụt rè nhút nhát thường thấy.

 - Chú ý đến sự nhạy cảm về các giác quan của trẻ: Trẻ mắc chứng tự kỷ thường rất nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh, xúc giác, hương vị, và mùi. Một số trẻ tự kỷ khác lại gặp vấn đề phản xạ kém với các kích thích cảm giác.

Vì vậy cha mẹ nên tìm ra những hình ảnh, âm thanh, mùi vị, chuyển động, và xúc giác nào có thể gây ra phản ứng không tốt hoặc những hành vi gây rối của con bạn và những gì có thể tạo ra một phản ứng tích cực.

 Chọn phương pháp điều trị tự kỷ phù hợp với trẻ

         Có rất nhiều phương pháp và cách tiếp cận khác nhau trong việc điều trị bệnh tự kỷ. Các bậc phụ huynh cần tiến hành nghiên cứu, nhận biết những nhu cầu cá nhân của trẻ để cùng  và cuối cùng là nói chuyện với các chuyên gia điều trị tự kỷ  để tìm ra phương pháp phù hợp với trẻ.

 Chế độ dinh dưỡng phù hợp với trẻ

 Để góp phần cải thiện tình trạng tự kỷ ở trẻ. Phụ huynh hãy thay đổi chế độ dinh dưỡng cho trẻ

 - Chọn chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý của nhiều dưỡng chất khác nhau.

 - Nói không với sữa và những thức ăn chứa thành phần là sữa động vật. Hạn chế ăn những đồ hải sản.

 - Ăn nhiều những thực phẩm chứa nhiều đạm, chất xơ, vitamin.

          Việc hỗ trợ sớm cho phụ huynh giúp tạo ra một nền tảng vững chắc cho sự phát triển và giáo dục đối với trẻ trong tương lai thế nhưng hiện nay, rất ít bệnh viện nhi tổ chức các lớp học tập huấn cho phụ huynh để giúp họ biết cách chăm sóc trẻ tự kỷ một cách bài bản. Việc nuôi dạy trẻ tự kỷ thường rất khó khăn, đòi hỏi sự kiên trì cao và sự chịu khó tìm hiểu các phương pháp dạy trẻ tự kỷ tại nhà. Đây không chỉ là thách thức với các bậc phụ huynh, mà còn là một vấn đề với cả xã hội.

 PV

Lượt truy cập: 1308 - Cập nhật lần cuối: 13/04/2017 08:19:53 AM

Tin mới hơn:
Đọc nhiều nhất
Trung tâm Hy Vọng TP Hải Dương tổ chức Tết Thiếu nhi 1.6 cho các cháu khuyết tật Chương trình Kỉ niệm 30 năm thành lập Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam Thắp sáng niềm tin cho em lần thứ 8 năm 2023
Google+