HƯỚNG DẪN TRIỂN KHAI CUỘC THI "NGƯỜI KHUYẾT TẬT - TRẺ EM KHUYẾT TẬT VẼ TRANH, VIẾT CHỮ ĐẸP"

I. Mục đích, yêu cầu, ý nghĩa cuộc thi:

1. Tạo được một “sân chơi” bổ ích, khích lệ tinh thần người khuyết tật - trẻ em khuyết tật vượt mọi ngăn trở, khó khăn để học tập, để vươn lên trong cuộc sống, hòa nhập bình đẳng với cộng đồng.

2. Tiếp thêm ý chí, sức mạnh cho người khuyết tật - trẻ em khuyết tật tự khẳng định mình, chứng minh cho xã hội, cộng đồng thấy: người khuyết tật - trẻ em khuyết tật đều có thể làm được, làm tốt những việc có ích mà người bình thường khác đã, đang làm.

3. Giúp trẻ em khuyết tật cảm nhận được sự đồng cảm, tình yêu thương, chia sẻ của cộng đồng - xã hội, để các em không cảm thấy mình bị lãng quên trong xã hội này, tránh xa được mặc cảm, trầm cảm.

4. Mặt khác trong cuộc thi này, Hội có thể mở rộng vòng tay kết nối các bạn học sinh, sinh viên, các tình nguyên viên, các phụ huynh trẻ em khuyết tật của các câu lạc bộ thiện nguyện … cùng chung tay thực hiện để cuộc thi đầy ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

5. Kết quả cuộc thi sẽ là dịp gắn kết Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam với các cấp lãnh đạo, các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, đoàn thể, xã hội, các cơ quan truyền thông, các tổ chức, cá nhân và cộng đồng xã hội trong sự nghiệp cứu trợ trẻ em khuyết tật.

 

II. Đối tượng dự thi:

1. Trẻ em khuyết tật Việt Nam: bao gồm tất cả các trẻ em khuyết tật đang nằm trong diện quản lý của các tổ chức, các cơ sở của Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam (Hội thành phố Hà Nội, Hội thành phố Hồ Chí Minh, các Trung tâm, các Nhà cứu trợ và các cơ sở khác thuộc Hội); các em đang được chăm sóc, hỗ trợ dạy dỗ tại các trường, các câu lạc bộ, các tổ chức từ thiện khác; các em đang nằm điều trị tại các bệnh viện, viện chuyên khoa (ngành y tế) và các cơ sở trợ giúp xã hội tại các địa phương.

2. Người khuyết tật (từ 18 tuổi trở lên) đang học tập, sinh hoạt, làm việc tại gia đình, tại các cơ sở từ thiện từ các địa phương; từ các cơ sở thuộc Hội “bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi”; người khuyết tật thuộc các cơ sở thuộ Liên hiệp Hội về người khuyết tật.

Đây là cuộc thi chủ yếu dành cho trẻ em khuyết tật. Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam trân trọng và chân thành kính mời các cô, bác, anh, chị khuyết tật từ 18 tuổi trở lên (xin được gọi chung là người khuyết tật) nhiệt tình tham gia dự thi để vừa làm điểm tựa cho trẻ em khuyết tật, vừa để cổ vũ phong trào, vừa góp phần nâng cao ý nghĩa cuộc thi, để làm cơ sở tổ chức cuộc thi hàng năm vào những năm sau.

 

III. Nội dung cuộc thi:

1. Vẽ tranh - với chủ đề “Ước mơ xanh”.

- Đối tượng dự thi: người khuyết tật - trẻ em khuyết tật.

- Khổ tranh: không khống chế, nhưng cỡ nhỏ nhất phải tương đương khổ giấy A3. Để khuyến khích sự sáng tạo của các em - không nhất thiết chỉ vẽ trên giấy mà có thể vẽ trên toan, trên đá sỏi, trên gạch trang trí v.v.... (Những sản phẩm này có thể bày bán ngay tại triển lãm).

- Chất liệu mầu vẽ : Có thể dùng chì, than, bột mầu, sơn dầu, Oat, sơn 3D v.v...

- Số lượng: Mỗi cá nhân có thể dự thi từ 1 đến 5 tranh

- Dưới bức vẽ : 1 góc dán ảnh tác giả đang vẽ, 1 góc giới thiệu, họ tên, ngày tháng năm sinh địa chỉ, số điện thoại liên lạc ...

2. Chữ viết với chủ đề Vượt lên số phận

- Đối tượng : dành cho trẻ em khuyết tật dưới 16 tuổi

- Yêu cầu chất lượng:

+ Bài dự thi phải được viết bằng chữ quốc ngữ (chữ Việt)

+ Mỗi bài ít nhất viết được từ 100 chữ trở lên

+ Được viết bằng bút  mực, bút bi, bút kim

+ Bài dự thi được viết trên giấy kẻ ô ly, giấy kẻ dòng ... (có thể dùng giấy được tháo từ vở học sinh) không dùng giấy có mầu.

* Nếu dùng giấy vở học sinh để viết bài dự thi thì cần đạt các yêu cầu sau:

+ Phải đảm bảo hai trang giấy liền kề nhau trên một mặt phẳng

+ Một trang giấy bên tay trái dùng để giới thiệu bản thân ( Họ tên, ngày tháng năm sinh , địa chỉ ở hiện tại, nơi đang học, số điện thoại) cần để liên hệ.

+ Một trang giấy bên tay phải để viết bài dự thi. Nếu thiếu có thể viết sang trang mặt sau.

+ Ảnh đăng viết bài thi được gắn ở giữa trang cuối trang  là xác nhận của giáo viên chủ nhiệm (hoặc giám đốc cơ sở, hoặc Hiệu trưởng nhà trường). Nếu là các em không thuộc sự quản lý của các cơ sở nêu trên thì xin xác nhận của địa phương.

* Để khuyến khích động viên các em dự thi tốt, rất mong được lãnh đạo các đơn vị in giấy thi theo mẫu như trên tặng các em.

+ Dạng chữ : có thể viết chữ đứng, hoặc chữ nghiêng.

 – Số lượng bài dự thi: Mỗi cá nhân có thể dự thi từ 1 đến 3 bài ( có thể mỗi bài viết một dạng chữ khác nhau). Nếu dự thi từ 2 đến 3 bài thì chỉ cần dán ảnh đang viết vào một bài thi, rồi ghim 3 bài với nhau gửi về Ban tổ chức.

3. Điều lưu ý: Với những em có năng lực và năng khiếu, động viên các em tham gia cả 2 nội dung thi ( vẽ tranh và viết chữ đẹp).

 

IV. Thời gian và thể thức nhận bài dự thi

1. Thời gian nhận bài thi :

- Nhằm đảm bảo số lượng bài thi không bị thất lạc và không bị giảm chất lượng (như  hư hỏng, nhàu nát, chảy màu,...) thời gian nhận bài thi trong vòng 1 tháng đối với thi viết  từ 30/10/2018  đến 30/11/2018. Đối với tranh, thời gian nhận tranh sẽ chia 2 bước:

Bước 1: (từ ngày ………….. đến ngày …………. )Các tác giả chụp ảnh các tác phẩm gửi về ban tổ chức. Ban tổ chức chọn lọc phân loại tác phẩm, bình chọn theo tiêu chí, theo quy định và công khai kết quả. Những tác phẩm đủ tiêu chí nhận giải và triển lãm, ban tổ chức sẽ thông báo đến tác giả để tác giả hoàn chỉnh tác phẩm, làm khung, chờ thông báo tiếp theo của ban tổ chức.

Bước 2: Tổ chức trưng bày (triển lãm) các tác phẩm được giải.

Thời gian triển lãm ….. dự kiến ……… đến ngày…..

Lễ trao giải được thực hiện trong thời gian triển lãm, tại nơi triển lãm.

* Điều lưu ý:

- Những tác phẩm được trao giải sẽ thuộc quyền quản lý của Ban tổ chức cuộc thi thuộc Hội cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam.

- Trong quá trình triển lãm, nếu tác phẩm nào có người mua thì Ban tổ chức được phép bán - trên nguyên tắc: Phải tổ chức bộ phận kế toán, có sổ thu chi - phải báo cho tác giả biết, số tiền thu được phân phối theo tỷ lệ 60% quyền tác giả, 20% hỗ trợ chi phí cho lễ tổng kết và tổ chức triển lãm 20% còn lại do Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam quản lý để tạo nguồn tổ chức các kỳ thi khác tiếp theo.

2. Phương thức nhận bài thi: có hai phương thức - tập thể và tự do.

- Phương thức tập thể là: các tổ chức (các cơ sở của Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam, các tổ chức khác , nhất là các đơn vị đang quản lý, giáo dục, hỗ trợ các trẻ khuyết tật …các câu lạc bộ thiện nguyện, các khoa hỗ trợ trẻ khuyết tật trong các bệnh viện, viện (ngành y tế) các trường có trẻ em khuyết tật … tạo điều kiện hỗ trợ các em tham gia cuộc thi, đồng thời nhận, tập hợp các tác phẩm dự thi gửi về ban tổ chức cuộc thi. (Phương thức này giúp việc lựa chọn trao giải tập thể của cuộc thi thuận lợi và chính xác).

- Phương thức tự do có nghĩa là: Các cá nhân sau khi hoàn thành tác phẩm, tự mình gửi tác phẩm về Ban tổ chức cuộc thi theo hướng dẫn và thời gian quy định (xem trên Tạp chí Tình thương & Cuộc sống hoặc trên Website của Hội cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam) hoặc theo địa chỉ:

- Cách gửi bài: Phong bì ghi rõ: Bài dự thi “Nghị lực vượt lên số phận”

Nơi nhận: Ban tổ chức cuộc thi “Vẽ tranh, viết chữ đẹp”

Hội cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam.

Số nhà 51 Vũ Ngọc Phan, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

Điện thoại: 0243.776.5156

Chú ý: 3 ngày sau ngày gửi tác phẩm, gọi điện thoại đến để xác định xem Ban tổ chức đã nhận được tác phẩm chưa.

+ Những bài thi không hợp lệ khi thiếu phần giới thiệu bản thân tác giả + ảnh tác giả đang viết hoặc vẽ + xác nhận của tổ chức - địa phương.

3. Quy trình tiếp nhận và bảo quản tác phẩm dự thi.

Bước 1: Cử 3 người cùng nhận tác phẩm.

- Có số ghi nhận tác phẩm dự thi: tên tác phẩm, tác giả, địa chỉ, ngày nhận.

- Cả 3 người đều kí vào sổ nhận tác phẩm, số thứ tự trong sổ trùng với số được ghi trên góc hoặc mặt sau của tác phẩm.

- Cả 3 người cùng kí vào mặt sau của tác phẩm.

- Sau đó các tác phẩm trên được bỏ vào bao hồ sơ, kí niêm phong bảo quản - không để thất lạc, không để mất niêm phong.

Bước 2: Người chịu trách nhiệm chính.

- Mở niêm phong: Bàn giao tác phẩm cho Ban giám khảo, có ghi biên bản bàn giao và có kí tên giữa Trưởng ban giám khảo và người bàn giao.

- Văn phòng Trung ương Hội đóng dấu treo của Hội vào góc trái bên trên các tác phẩm.

- Ban giám khảo tổ chức chấm: phương pháp, kiểm tra chấm do Ban giám khảo qui định.

Bước 3: Sau khi chấm:

- Ban giám khảo bàn giao các tác phẩm cho bộ phận quản lý bảo quản tác phẩm đúng với số lượng giao nhận lúc đầu (có biên bản bàn giao).

- Ban giám khảo lập báo cáo kết quả chấm.

- Báo cáo với Ban tổ chức cuộc thi và Ban Thường vụ Trung ương Hội.

- Việc công bố kết quả chấm thi thuộc quyền Ban tổ chức cuộc thi sau khi đã báo cáo với Ban Thường vụ Trung ương Hội.

 

V. Dự kiến giải thưởng và cơ cấu giải thưởng:

- Để đạt được mục đích và ý nghĩa của cuộc thi, việc có nhiều giải có ý nghĩa hơn là giải có giá trị cao mà ít giải. Mặt khác trong cuộc thi này cả người khuyết tật và trẻ em khuyết tật cùng tham gia, do vậy để công bằng và khích lệ các em thì giải cần được chia thành 2 khu vực - khu vực trẻ khuyết tật, khu vực người khuyết tật. Đồng thời để tạo thành một “sân chơi” mới sâu rộng thì nhiều tổ chức tập thể tham gia sẽ là điều quý giá, do đó cần chia ra giải tập thể, giải cá nhân.

Cơ cấu giải: Tổng số giải thưởng của cuộc thi: 50 giải. Trong đó:

- Giải đặc biệt: 1 giải.

- Giải viết chữ đẹp: 21 giải (có 2 giải tập thể, 19 giải cá nhân).

- Tranh vẽ: 28 giải chia ra:

+ Giải cá nhân: Trẻ khuyết tật: cá nhân 11 giải; tập thể 5 giải.

                           Người khuyết tật: cá nhân 7 giải; tập thể 5 giải.

Trong đó: Giải nhất 5 giải

                 Giải nhì 8 giải

                 Giải ba 12 giải.

                 Giải khuyến khích 22 giải.

                 Giải đặc biệt 1 giải.

- Dự kiến thưởng:

+ Giải đặc biệt: 5 triệu + Bằng khen của Ban Chấp hành Trung ương Hội.

+ Giải nhất: 3 triệu + Bằng khen của Ban Chấp hành Trung ương Hội.

+ Giải nhì: 2 triệu + Giấy chứng nhận của Trung ương Hội.

+ Giải ba: 1 triệu + Giấy chứng nhận của Trung ương Hội.

+ Giải khuyến khích: 500.000 đồng + Giấy chứng nhận của Trung ương Hội.

Cụ thể như sau:

- Về thi viết chữ đẹp:

Giải tập thể: 1 giải nhất, 1 giải nhì

Giải cá nhân: 1 giải nhất , 3 giải nhì, 5 giải ba, 8 giải khuyến khích.

- Về vẽ tranh:

 

Giải

 

Cá nhân

 

Tập thể

 

Trẻ khuyết tật

Người khuyết tật

 

Trẻ khuyết tật

Người khuyết tật

 

Số lượng

Trị giá

Số lượng

Trị giá

Số lượng

Trị giá

Số lượng

Trị giá

 

Nhất

     1

 

     1

 

      1

 

     1

 

 

Nhì

     2

 

     1

 

      1

 

     1

 

 

Ba

     3

 

     2

 

      1

 

     1

 

Khuyến khích

     5

 

3

 

     2

 

     2

 

 

- Với giải nhất của cuộc thi (cả chữ viết và vẽ tranh) ngoài phần thưởng còn được tặng Bằng khen của Trung ương Hội .

- Với các giải khác ngoài tiền thưởng còn được tặng giấy chứng nhận của Trung ương Hội về việc đã tham gia và được giải của cuộc thi.

 

VI. Dự kiến một số tiêu chí chủ yếu để chọn giải và tài chính để tổ chức cuộc thi:

1. Dự kiến một số tiêu chí chủ yếu để chọn giải

- Giải tập thể: + Nhiều tác giả tham gia dự thi.

                        + Nhiều bài thi (tác phẩm) được giải .

- Giải cá nhân: + Viết chữ đẹp: 

  • Bài viết trên giấy đúng và đủ theo mẫu quy định
  • Trình bày sạch sẽ, sáng sủa, rõ ràng
  • Chữ viết đẹp, có chú ý tới yếu tố chính tả

              +  Vẽ tranh:

  • Chủ đề rõ
  • Bố cục tranh hợp lý
  • Sự tinh tế trong sử dụng chất liệu, mầu để thể hiện chủ đề
  • Trang trí đạt yêu cầu thẩm mỹ toát lên vẻ đẹp hài hòa của tác phẩm
  • Đảm bảo không có sự sao chép các tranh đã có (kể cả tranh in trên báo chí)

- Giải đặc biệt: Dành cho tác phẩm của trẻ khuyết tật đặc biệt(như thiếu, mất bàn tay…)

2. Tài chính để tổ chức cuộc thi   

- Hoàn toàn tự lo liệu

- Dự toán chi: cho giải thưởng khoảng 60 triệu (nếu vận động được nhiều hơn thì giá trị giải thưởng sẽ tăng lên), cho công tác tổ chức khoảng 40 triệu. Trong đó có cả thù lao Ban giám khảo, in ấn giấy tờ hành chính và giấy chứng nhận, thù lao cho những người tham gia tổ chức triển lãm, bảo vệ trong thời gian triển lãm, họp ban tổ chức, liên hệ cơ quan truyền thông v.v….

- Ban tổ chức phải tổ chức bộ phận tài chính kế toán để làm các nhiệm vụ này, lập bảng dự toán cụ thể và kế hoạch tạo nguồn ban tổ chức báo cáo thường trực duyệt.

- Đề nghị các đơn vị có tác phẩm được giải tạo điều kiện hỗ trợ người được nhận giải về tiền đi lại, lưu trú khi về dự lễ trao giải cùng sự đóng góp của gia đình họ.

 

VII. Tổ chức thực hiện

1. Nhiệm vụ của thường trực Trung ương Hội:

- Chỉ đạo sát sao Ban tổ chức cuộc thi thực hiện kế hoạch và hướng dẫn này.

- Chỉ đạo bộ phận Website của Hội đăng tất cả các nội dung của cuộc thi nhất là bản kế hoạch chi tiế này để nhiều người biết tham gia.

- Gửi thư mời các đơn vị ngoài Hội có trẻ em khuyết tật, người tàn tật tham gia cuộc thi.

2. Nhiệm vụ của Ban tổ chức cuộc thi:

- Họp Ban tổ chức phân công cụ thể công việc và thời gian hoàn thành công việc chuẩn bị, thực hiện cuộc thi của từng người.

- Thành lập các tiểu ban: nhận bảo quản bài thi - tổ chức trao giải và triển lãm.

- Tổ chức bộ phận kế toán và qui tắc hoạt động.

- Họp ban giám khảo để: Thông nhất tiêu chí, phương thức và qui chế chấm thi, phân công và tổ chức chấm thi.

- Liên hệ với các cơ quan tổ chức hữu quan hỗ trợ cuộc thi.

- Nghiên cứu có thể liên hệ với các tình nguyện viên một số trường đại học ở Hà Nội tham gia hỗ trợ cuộc thi về mặt tổ chức và nhân sự.

- Viết báo cáo tổng kết cuộc thi

- Kết thúc cuộc thi Ban tổ chức phải báo cáo quyết toán công khai trình thường trực Trung ương Hội duyệt, trên cơ sở đó vinh danh những nhà tài trợ đã tài trợ cho cuộc thi.

3. Nhiệm vụ của văn phòng Trung ương Hội:

- Tạo mọi điều kiện thuận lợi tổ chức cuộc thi đạt kết quả như mong muốn

- Cử cán bộ tham gia trong các tiểu ban của Ban tổ chức

- Vận động tài trọ cho cuộc thi

- Và những công việc theo chỉ đạo, phân công của thường trực Trung ương Hội

4. Với các vị trong BCH - BKT trung ương Hội, Thường trực đề nghị:

- Tích cực vận động cho cuộc thi và trực tiếp tham gia các tiểu ban của cuộc thi khi có yêu cầu.

- Hỗ trợ tài chính cho cuộc thi bằng hình thức: Vận động tài trợ; và có thể mỗi vị ủng hộ cho cuộc thi bằng tiền mặt tối thiểu 500.000đ/vị trở lên.

5. Với các cơ sở, tổ chức thuộc Hội:

- Tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện hướng dẫn của Trung ương Hội.

- Giúp trẻ khuyết tật tham gia thi bằng các việc: hỗ trợ các điều kiện để thi (giấy, mực …) vận động người dạy các em về hoản chỉnh giúp tiêu đề tranh do các em chọn.

- Thu nhận kiểm tra tác phẩm của các em, bảo quản và gửi về Ban tổ chức.

- Vận động tài trợ cho các thí sinh và cho Ban tổ chức cuộc thi.

- Báo cáo kết quả tham gia cuộc thi khi cuộc thi kết thúc.

 

Bản hướng dẫn này đã thông qua Ban Thường vụ ngày 18 tháng 7 năm 2018

 

 

 

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

Tên Tài khoản: Tạp chí Tình thương và Cuộc sống
Số Tài khoản: 0021 000 568 719
Tại: Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) 
Chi nhánh: Nam Thành Công

Lượt truy cập: 1921 - Cập nhật lần cuối: 18/04/2019 09:08:17 AM

Tin mới hơn:
Đọc nhiều nhất
Trung tâm Hy Vọng TP Hải Dương tổ chức Tết Thiếu nhi 1.6 cho các cháu khuyết tật Chương trình Kỉ niệm 30 năm thành lập Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam Thắp sáng niềm tin cho em lần thứ 8 năm 2023
Google+