MỘT NĂM NHÌN LẠI HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI CỨU TRỢ TETT VIỆT NAM

Năm 2016, mặc dù vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, song bằng sự nỗ lực của cán bộ, hội viên, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chính phủ. Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng khích lệ

      Công tác khám chữa bệnh, phẫu thuật, phục hồi chức năng:

 Số trẻ được khám sàng lọc, phát thuốc miễn phí: 648.741 trẻ. Số trẻ được điều trị bằng châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, vật lý trị liệu: 543 trẻ. Số trẻ được phẫu thuật: 738 trẻ. Số trẻ được tập luyện PHCN sau phẫu thuật: 1094 trẻ (trong đó có 356 trẻ tiếp từ  năm 2015). Số trẻ khỏi: 755 trẻ.

       Về chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em tàn tật.

Hội đã tổ chức nuôi dưỡng kết hợp với việc khám chữa bệnh cho trẻ em khuyết tật tại các đơn vị thuộc Hội, cụ thể:

1624 trẻ được nuôi dưỡng (trong đó: 812 trẻ được nuôi dưỡng thường xuyên tại đơn vị; 138 trẻ nội trú; 339 trẻ bán trú; 210 trẻ ngoại trú; 125 trẻ can thiệp theo giờ với mức ăn trung bình từ 10.000đ đến 25.000đ /1bữa, còn số trẻ được phẫu thuật Hội hỗ trợ nuôi ăn 25.000đ /1 bữa trong thời gian phẫu thuật và phục hồi chức năng sau phẫu thuật).

 

      Về công tác dạy chữ cho trẻ em khuyết tật:

 Hội đã mở được 20 lớp dạy chữ tại các Trung tâm và Nhà cứu trợ của Hội với số lượng học sinh là 1054 trẻ (Trong đó: 438 trẻ khuyết tật trí tuệ, 137 trẻ khuyết tật nhìn, 77 trẻ khuyết tật nghe,137 trẻ khuyết tật nói, 197 trẻ tự kỷ, 47 trẻ bị Down,bại não, 21 trẻ liệt vận động theo phương thức giáo dục chuyên biệt và chương trình, kỹ năng giảng dạy của Bộ Giáo dục và Đào tạo).

 Ngoài ra, Hội đã chuyển 156 trẻ ra học các lớp hoà nhập tại các trường tiểu học. Hỗ trợ học phí cho trẻ khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn.

      Về công tác dạy nghề, hướng nghiệp cho trẻ khuyết tật:

Các cơ sở thuộc Hội tổ chức 19 lớp dạy nghề cho trẻ em khuyết tật  từ 16 tuổi trở lên với tổng số học sinh là 221 trẻ  được đào tạo các nghề: thủ công mỹ nghệ, vi tính, nấu ăn, may dân dụng, thêu, làm nấm, làm tranh, đan hạt cườm, mát xa, sửa chữa ảnh, tin học ……Kết thúc các khoá học số trẻ em được đào tạo thành nghề là 25 trẻ (trên 16 tuổi) có việc làm, tạo được mức thu nhập trung bình cho trẻ em từ 2.000.000đ đến 3.500.000đ /1 tháng.

GS.TSKH Nguyễn Tài Thu, Chủ tịch Hội hướng dẫn cho học viên của các cơ sở Hội về kiến thức về kỹ năng chăm sóc và điều trị Hội chứng tự kỷ

 Công tác đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ:

 Các Trung tâm, Nhà cứu trợ của Hội cũng đã tạo điều kiện thuận lợi cử 757 cán bộ, hội viên đi học các lớp ngắn hạn nhằm bồi dưỡng kỹ năng, châm cứu, dạy chữ, dạy nghề nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, và năng lực phục hồi chức năng cho trẻ em tàn tật do Trung ương Hội tổ chức.

 Đặc biệt, ngày 15/11/2016, Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam phối hợp với Cục Bảo trợ Xã hội – Bộ Lao động Thương binh & Xã hội tổ chức lớp tập huấn nâng cao kiến thức về công tác xã hội và kỹ năng phục hồi chức năng trẻ khuyết tật trí tuệ tự kỷ cho 60 học viên thuộc các Trung tâm và Nhà cứu trợ  các tỉnh phía Bắc trực thuộc Hội.

 Ngoài các lớp do Trung ương Hội tổ chức – các Trung tâm và Nhà Cứu trợ cũng tích cực tổ chức các lớp theo chương trình đào tạo của mình như:

  Trung tâm Sao Mai đã tổ chức 01 cuộc Hội thảo “Giáo dục đặc biệt và chăm sóc cộng đồng đối với người khuyết tật” do chuyên gia Nhật Bản tổ chức tại Trung tâm.

Trung tâm  Sao Mai đã triển khai khóa đào tạo giáo viên thực hành dạy trẻ tự kỷ, khuyết tật trí tuệ phát hiện và can thiệp sớm trẻ khuyết tật trí tuệ cho Trung tâm Hương Giang (tỉnh Yên Bái) và một số giáo viên mới của Trung tâm Sao Mai theo phương pháp dạy mới của Mỹ: đào tạo nhân viên phòng khám theo phương pháp chuẩn đoán mới ADOS2.

 Nhà Cứu trợ Ngôi nhà hạnh phúc: Tổ chức tại 03 tỉnh các lớp chia sẻ cho lứa tuổi can thiệp sớm cho phụ huynh và giáo viên tại các tỉnh như: Thanh Hóa (tháng 4, tháng 8, tháng 11) ; Nha Trang (tháng 5); Thái Bình (tháng 4, tháng 9).

  Đối với Trung tâm II trực tiếp hỗ trợ trẻ em khuyết tật : Bồi dưỡng đào tạo 559 cán bộ y tế ở các xã tại tỉnh Nghệ An, Điện Biên, Hà Giang về kiến thức khám sàng lọc phân loại, lựa chọn các trẻ em khuyết tật có thể phẫu thuật, chỉnh hình, với những trẻ bị di chứng sau bỏng, khuyết tật mắt, khuyết tật tai, khuyết tật vùng sinh dục hậu môn, sứt môi hở hàm ếch và các loại u lành tính.

 Chăm lo đời sống tinh thần:

Hội đã thăm và tặng quà cho 148 gia đình trẻ khuyết tật, mỗi xuất quà 100.000đ-300.000đ. Tặng 18 xuất quà cho 18 gia đình thương binh liệt sỹ, mỗi xuất quà trị giá 500.000 đ/ suất. Hội đã tổ chức đón tết Bính Thân và trao quà Tết cho 7.913 trẻ khuyết tật, trị giá 100.000đ đến 200.000đ/ suất quà.Tặng 22 xe lăn, xe lắc cho 22 trẻ em khuyết tật, trị giá mỗi chiếc xe lăn: 1.250.000đ, tặng 379 xuất học bổng, trị giá từ: 500.000đ – 3.000.000 đ. Tặng quà cho 10.626 trẻ khuyết tật nhân ngày tết Thiếu nhi (1/6), ngày tết Trung thu (15/8 âm lịch), mỗi xuất quà trị giá 100.000đ - 300.000đ.  Hội thành phố Hà Nội đã phối hợp với các ban ngành có liên quan của thành phố tổ chức  5 hoạt động tập thể thu hút gần 1000 trẻ khuyết tật tham gia, tặng 1375 suất quà cho trẻ, tổ chức cho trên 400 trẻ khuyết tật ở các đơn vị xem xiếc nhân Ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4; tổ chức “Hội chợ Trung Thu 2016” cho trên 300 trẻ khuyết tật tham gia….Tổ chức văn nghệ nhân ngày người khuyết tật Việt Nam (18/4; 1/6; 15/8 âm lịch; 3/12) cho các cháu tại các Trung tâm, Nhà Cứu trợ:

    Trung tâm Cứu trợ trẻ em tàn tật huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh đã phối hợp với các cơ quan ban ngành có liên quan: Tỉnh ủy HĐND – UBND – MTTQ tỉnh Bắc Ninh, Sở Lao động Thương binh & Xã hội tỉnh Bắc Ninh, UBND huyện Thuận Thành với Quỹ vươn cao Việt Nam thăm và tặng quà  các cháu ở Trung tâm, hỏi thăm động viên cán bộ, các trẻ khuyết tật đang điều trị tại Trung  tâm , tặng quà cho các cháu.

 CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG, ĐỐI NGOẠI VÀ VẬN ĐỘNG TÀI TRỢ:

 Công tác tuyên truyền:

   Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền về các hoạt động của Hội dưới nhiều hình thức như: Tổ chức các chương trình giao lưu văn nghệ từ thiện, các buổi Hội thảo, diễn đàn …. và nhiều hoạt động có ý nghĩa nhằm giúp đỡ trẻ khuyết tật, thu hút sự quan tâm, ủng hộ của nhân dân và đặc biệt là các nhà tài trợ.

 Trang Website của Hội là kênh thông tin phản ánh đầy đủ, cập nhập và liên tục những hoạt động  đã tích cực đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền của Hội, qua đó vận động và kêu gọi tài trợ và gây quỹ cho trẻ em khuyết tật của các Trung tâm, Nhà cứu trợ.

 Các Hội địa phương, Trung tâm, Nhà Cứu trợ trực thuộc Hội tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề dự buổi Hội nghị của Hội Bảo vệ quyền trẻ em, của Bộ Lao động thương binh và Xã hội.

 Tổ chức 2 buổi giao lưu văn nghệ giữa các cháu khuyết tật và sinh viên tình nguyện ở các trường Đại học.

Hội phối hợp với công ty cổ phần Truyền thông VNT Việt Nam tổ chức truyền hình trực tiếp trên một số kênh truyền hình hai chương trình “ Xuân ấm Tình thương 2016 ”,  “Thắp sáng niềm tin cho em 2016” nhằm vận động sự ủng hộ, tài trợ của các tấm lòng nhân ái thương yêu trẻ em, nhất là đối với trẻ khuyết tật để trao 1000 suất học bổng, tặng quà tết, quần áo ấm…giúp cho trẻ em khuyết tật, nhất là trẻ khuyết tật ở vùng sâu, vùng xa, nạn nhân chất độc da cam vượt qua khó khăn, bệnh tật, vươn lên sống hòa nhập với cộng đồng.

 Trong đó Chương trình “Xuân ấm Tình thương 2016”  giao lưu nghệ thuật truyền hình trực tiếp. Trong Chương trình này ban tổ chức đã cùng các nhà tài trợ, các nhà hảo tâm đã trực tiếp tặng quà cho 400 trẻ em khuyết tật đang được chăm sóc phục hồi chức năng ở một số tỉnh, thành phố và một số Trung tâm, Nhà Cứu trợ thuộc Hội. Đồng thời Chương trình cũng đã tổ chức cùng các nhà tài trợ đến tặng quà, học bổng cho 100 trẻ khuyết tật tại Trung tâm Cứu trợ trẻ em tàn tật thành phố Nam Định, huyện Vụ Bản thuộc tỉnh Nam Định;

 Chương trình giao lưu truyền hình trực tiếp “ Thắp sáng niềm tin cho em 2016” trao 500 suất quà, học bổng cho 500 học sinh khuyết tật vượt khó học giỏi và trẻ em khuyết tật có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nhất là trẻ khuyết tật ở vùng sâu, vùng xa, nhằm động viên các em vượt qua khó khăn, bệnh tật, vươn lên sống hòa nhập với cộng đồng (trong đó 400 suất trao trực tiếp cho các trẻ khuyết tật tại và 50 suất nhà tài trợ trực tiếp trao tại Trung tâm 1 – Bệnh viện Châm cứu Trung ương 49 Thái Thịnh ; 50 suất nhà tài trợ trực tiếp trao tại Trung tâm Cứu trợ trẻ em tàn tật thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định).

   Đặc biệt trong Chương trình “ Xuân Ấm tình thương” 50 trẻ em khuyết tật đang điều trị tại Trung tâm chăm sóc phục hồi chức năng trẻ khuyết tật trí tuệ Khánh Tâm đã nhận được 50 suất quà từ Quỹ Vì người nghèo Trung ương (Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam).

 Ngoài ra Trung ương Hội còn vận động một số nhà tài trợ  tới tặng quà cho  trẻ em khuyết tật tại một số cơ sở Hội như: Bà Guyok Suzany Đỗ Thị Vân- Việt kiều Pháp cùng người cháu tới thăm Hội và trao quà cho: 60 trẻ đang được điều trị tại Trung tâm I ( 49 Thái Thịnh – Hà Nội);40 suất quà cho các cháu tại Trung tâm Hoa Anh Đào ( Long Biên – Hà Nội);50 suất quà cho các cháu khuyết tật tại Nhà CTTETT Vĩnh Chân, Hạ Hòa, Phú Thọ.

 

                                           Bà Guyok Suzany Đỗ Thị Vân- Việt kiều Pháp tặng quà cho các cháu khuyết tật đang điều trị tại cơ sở Hội.

Hội đã tổ chức đón tết Bính Thân và phát  11.711 suất quà cho 11.711 trẻ em khuyết tật đang được theo dõi chữa trị tại các cơ sở của Hội, mỗi phần quà trị giá từ 100.000đ -1.000.000 đ

Hội thành phố Hồ Chí Minh đã kết hợp với ngân hàng Thương Mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) tổ chức Hội trại Suối Tiên phát 6.000 xuất quà cho TEKT, trẻ em nghèo mồ côi cơ nhỡ tổng số tiền tài trợ 5 tỷ đồng nhân Ngày người khuyết tật Việt Nam.

Hội đã đi thăm và tặng quà tết 02 gia đình trẻ khuyết tật nghèo, mỗi suất quà trị giá 500.000 đ/ suất, với tổng số tiền là 1.000.000 đ. Hội thành phố Hà Nội đã tổ chức 10 lớp tuyên truyền về Luật Người Khuyết tật , về Chính sách, về phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ tật…. Đồng thời vận động các nguồn tài trợ từ các nhà hảo tâm ( bằng tiền và hiện vật quy đổi ) ước tính cả năm đạt gần 3 tỷ đồng.  Hội Hà Nội phối hợp với các ngành, các đơn vị có liên quan tổ chức 5 hoạt động tập thể thu hút gần 1000 trẻ khuyết tật tham gia. Tổ chức “Hội trợ Trung thu 2016” trên 300 trẻ khuyết tật tham gia….. Các hoạt động nhân Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6 và Tháng hành động Vì trẻ em, Hội phối hợp cùng Quỹ Thiện tâm (Tập đoàn VINGROUP) tổ chức tặng 150 suất học bổng (trị giá 100 triệu đồng) cho 150 trẻ của 5 quận, 7 trường học, 2 trung tâm dạy nghề……

 Trung tâm Nghị Lực Sống: Tổ chức chương trình “Tôi đẹp, bạn cũng thế” tại thành phố Hồ Chí Minh.

 Trung tâm hỗ trợ trẻ em khuyết tật hòa nhập cộng đồng tổ chức sự kiện Chạy với tôi ngày 03/12/2016 tại Hà Nội: dành cho người khiếm thị ghép theo cặp chạy lần đầu được tổ chức tại Việt Nam ; Sự kiện đã nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình từ Ủy ban Nhân dân và Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội với 642 người tham gia (trong đó có 180 người khiếm thị).

Hoạt động đối ngoại:

 Tiếp tục phát triển quan hệ hợp tác với các tổ chức Phi chính phủ nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam như tổ chức Plan (Tổ chức Phụ nữ Quốc tế), Hội Soroptimiot (Pháp), Đại sứ quán Mỹ, 2 Tổ chức phi chính phủ Hà Lan là: Child Sugery Việt Nam và Duniya; đại sứ quán Kuwait trong việc tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị kỹ thuật, tài trợ cho các chương trình  chữa bệnh, phẫu thuật, phục hồi chức năng cho trẻ em khuyết tật.

 

BS. Nguyễn Bá Duyệt, Phó Chủ tịch - Tổng thư ký báo cáo tình hình hoạt động của Hội.

 Thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động

Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam đã cụ thể hoá thực hiện các cuộc vận động do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động đó là tổ chức thăm hỏi và trao quà cho 148 gia đình trẻ khuyết tật, thăm  và trao quà tặng 18 gia đình thương binh liệt sỹ có hoàn cảnh khó khăn. Tặng 22 xe lăn cho trẻ em và người khuyết tật. Tặng 11 xuất học bổng bằng sổ tiết kiệm cho trẻ khuyết tật nghèo hiếu học vượt khó, là con của các gia đình thương binh liệt sỹ trị giá mỗi suất 500.000đ đến 1.000.000đ/ suất.

 Thực hiện cuộc vận động người Việt Nam dùng hàng Việt Nam, các cán bộ Hội viên của Hội đã gương mẫu dùng hàng Việt Nam và vận động gia đình dùng hàng do Việt Nam sản xuất. Tất cả các cơ sở của Hội đã dùng hàng do Việt Nam sản xuất trong việc phục vụ và chăm sóc, chữa trị cho trẻ khuyết tật; Các hội viên thường xuyên vận động người dân trong khu vực các cơ sở của Hội hoạt động dùng hàng Việt Nam.

 Hội đã chỉ đạo toàn bộ hội viên tích cực thực hiện cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh bằng cách các tổ chức Hội liên hệ trực tiếp với chính quyền địa phương (nơi cơ sở hội đóng trụ sở làm việc) nhận kế hoạch, tiêu chí phấn đấu để hướng dẫn và cụ thể hóa cho cán bộ hội viên thực hiện.

 Năm 2016, 100% gia đình các Hội viên của Hội đã đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa; các đơn vị đạt tiêu chuẩn đơn vị văn hóa, 6 tháng đầu năm  2017 tiếp tục phấn đấu theo các tiêu chuẩn đó.

Trung ương Hội tiếp tục đẩy mạnh thực hiện phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” ở tất cả các cơ sở thuộc Hội, bằng cách. Trong sinh hoạt hằng ngày, các hội viên đều báo cáo những công việc đã làm, những ưu khuyết điểm của bản thân, nhận xét bình bầu xếp loại thi đua hàng tháng, nhờ đó toàn thể cán bộ hội viên đã nâng cao đươc tấm lòng nhân ái, hết lòng thương yêu chăm sóc trẻ em khuyết tật, tận tâm dạy dỗ, chữa trị cho các em với những nội dung cụ thể, thiết thực.

 Thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, tham ô, tham nhũng trong mọi hoạt động và sinh hoạt hằng  ngày của từng cá nhân trong cơ sở. Xây dựng và ban hành đạo đức của Hội để hội viên thực hiện.Phát huy dân chủ, đại diện, bảo vệ quyền và lợi lích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, giám sát và phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng và chính quyền bền vững.

  Hoạt động tài trợ:

   Tiếp tục thực hiện chủ trương xã hội hóa. Năm 2016, toàn Hội đã tích cực vận động và nhận được kết quả như sau:Tài trợ bằng tiền: tổng số: 11.273.744.682đ. Trong đó: tiền mặt: 9.628.474.682đ. (tất cả số tiền này không được trực tiếp gửi vào quĩ Hội, mà nhà tài trợ duyệt chi theo dự án, đề án, không nhà tài trợ nào ủng hộ để xây dựng quĩ Hội. Lấy ví dụ chứng minh: Trung tâm II, được 1.956.989.682đ tài trợ để thực hiện đề án phẫu thuật cho trẻ khuyết tật tại các tỉnh vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới phía Bắc, nhưng nhà tài trợ trực tiếp chi theo dự toán của đề án thông qua sự giám sát của Sở Lao động Thương binh và Xã hội các tỉnh đó.

 Bà Guyok Suzany Đỗ Thị Vân- Việt kiều Pháp đến thăm và tặng quà cho các cháu khuyết tật.

 

 Tài trợ bằng hiện vật: chủ yếu là sữa, bánh, kẹo, xe lăn, xe lắc, các loại để tặng các trẻ em khuyết tật nhân những ngày lễ tết: như tết Nguyên đán, tết Thiếu nhi, tết Trung thu các ngày kỉ niệm như: ngày Quốc khánh, sinh nhật Bác Hồ, ngày Người khuyết tật thế giới, ngày Người khuyết tật Việt Nam …và nhân các sự kiện do Hội tổ chức. (Ở những sự kiện này Hội tổ chức cho nhà tài trợ trực tiếp đến từng cơ sở trao tận tay từng trẻ).Tất cả quy ra tiền khoảng 1.645.270.000đ.

                                                                                                                                                                                                                           (VP Hội CTTETTVN)

 

Lượt truy cập: 1519 - Cập nhật lần cuối: 03/03/2017 09:30:28 AM

Tin mới hơn:
Đọc nhiều nhất
Trung tâm Hy Vọng TP Hải Dương tổ chức Tết Thiếu nhi 1.6 cho các cháu khuyết tật Chương trình Kỉ niệm 30 năm thành lập Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam Thắp sáng niềm tin cho em lần thứ 8 năm 2023
Google+