Người khiếm thị đạt “Người tốt, việc tốt”

Anh Nguyễn Châu Sơn, người khuyết tật khiếm thị đã nỗ lực phấn đấu đạt danh hiệu “Người tốt, việc tốt” trong phong trào thi đua năm 2013 của TP Hà Nội. Đó là niềm vui của riêng anh và cũng là niềm tự hào của những người không may mắn thân thể bị tật nguyền.

Anh Nguyễn Châu Sơn, người khuyết tật khiếm thị đã nỗ lực phấn đấu đạt danh hiệu “Người tốt, việc tốt” trong phong trào thi đua năm 2013 của TP Hà Nội. Đó là niềm vui của riêng anh và cũng là niềm tự hào của những người không may mắn thân thể bị tật nguyền.

Anh Sơn  nói rằng, thi đua trong xã hội  đến người lành lặn còn khó khăn, có khi không đạt được, huống hồ “người mù” như chúng tôi sao giám chắc phần thắng. Nhưng thực tế đã có bao gương sáng là người thân thể tàn tật đủ để cho đồng cảnh noi theo. Bác Hồ đã khảng định  “tàn nhưng không phế”, lại được cộng đồng luôn cổ vũ tinh thần, vì vậy không lý do gì mà người khuyết tật (NKT) như tôi bi quan. Tiếp tục câu chuyên, anh Sơn tâm sự về hoàn cảnh đời mình, may rủi đén nhanh như trở bàn tay. Cái may là khi ra đời anh là đứa trẻ lành lặn “hay ăn chóng lớn”trong gia đình thuần nông ở xã Sơn Tiến, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Anh được bố, mẹ cho ăn học đầy đủ các cấp phổ thông, rồi lớn lên được ngành chức năng xét tuyển vào đội quân đi xuất khẩu lao động tại Cộng hòa Dân chủ Đức. Anh sung sướng lắm, được xuất ngoại trời Âu biết đó biết đây, có việc làm  hẳn có thu nhập đảm bảo cuộc sống. Cứ nghĩ thế, anh thấy đời thật hạnh phúc, tư tưởng phấn chấn của người thanh niên mới qua tuổi 20, anh hăng say học tập nghề nghiệp và tìm kiếm văn hoá trên sách báo. Bỗng đâu bất hạnh ập đến bất ngờ, một căn bệnh quái ác “đau đầu, mờ mắt” dẫn đến thị giác yếu dần,  nhìn thứ gì cũng thấy lờ mờ vàusau đó thì “mù” hẳn. Thế là đời anh trời đất ngày đêm một màu đen kịt, nét mặt người thân chỉ còn trong trí nhớ.

Là người khiếm thị, chao ôi , biết bao đau đớn, tủi hờn. Gia đình vất vả làm lụng để nuôi cơm ngày ba bữa. Ăn xong ngồi đấy, mỏi lưng thì nằm, trở dậy sờ lấy  gậy dò dẫm lần mò từng bước quanh quẩn chán ngán. Thế rồi được người an ủi, chỉ  dẫn  cho cách tiếp cận  cộng đồng. Anh đã tìm đến nơi cần đến, đó là Hội Người mù. Đến với Hội, tuy mắt vẫn tối đen, nhưng ý chí trong con người bừng sáng. Được sinh hoạt ở tổ chức chuyên biệt này, lòng dạ anh thấy phấn chấn lạ thường. Anh được giao tiếp chuyện trò với những người đồng cảnh, được học nghề, làm nghề và  học chữ nổi, đánh máy vi tính bằng chữ nổi- thứ chữ đặc dụng dành cho người khiếm thính. Bằng nghị lực của mình, anh đã biết sử dụng máy tính tương đối thành thạo. Anh viết báo cáo định kỳ công tác, soạn thảo văn bản, chương trình công tác trên máy. Ngoài ra anh tranh thủ viết báo, biểu dương  hội viên xuất sắc gửi bài cộng tác chuyên mục “Người tốt -Việc tốt” báo Trung ương, địa phương. Năm 2013, trong cuộc thi viết “Người khuyết tật lập nghiệp” do Bộ LĐ-TB &XH tổ chức, anh  nhiệt tình cộng tác và vinh dự đạt giải về bài viết đạt chất lượng cao.

          Được cấp trên và toàn thể  hội viên tín nhiệm, tin tưởng đã bầu anh dảm nhận nhiệm vụ Phó chủ tịch Hội7 năm liền, tiếp nối từ năm 2008 đến nay trên cương vị Chủ tịch Hội Người mù quận Hoàn Kiếm Hà Nội, công tác đạt hiệu quả cao nên  anh liên tục nhận được Bằng khen cấp trên, như: Bộ LĐTB&XH,  Hội Người mù Việt Nam, UBND Hà Nội và quận Hoàn Kiếm./.

                                                    Anh Nguyễn Châu Sơn, người khuyết tật khiếm thị đã nỗ lực phấn đấu đạt danh hiệu “Người tốt, việc tốt” trong phong trào thi đua năm 2013 của TP Hà Nội. Đó là niềm vui của riêng anh và cũng là niềm tự hào của những người không may mắn thân thể bị tật nguyền.

Anh Sơn  nói rằng, thi đua trong xã hội  đến người lành lặn còn khó khăn, có khi không đạt được, huống hồ “người mù” như chúng tôi sao giám chắc phần thắng. Nhưng thực tế đã có bao gương sáng là người thân thể tàn tật đủ để cho đồng cảnh noi theo. Bác Hồ đã khảng định  “tàn nhưng không phế”, lại được cộng đồng luôn cổ vũ tinh thần, vì vậy không lý do gì mà người khuyết tật (NKT) như tôi bi quan. Tiếp tục câu chuyên, anh Sơn tâm sự về hoàn cảnh đời mình, may rủi đén nhanh như trở bàn tay. Cái may là khi ra đời anh là đứa trẻ lành lặn “hay ăn chóng lớn”trong gia đình thuần nông ở xã Sơn Tiến, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Anh được bố, mẹ cho ăn học đầy đủ các cấp phổ thông, rồi lớn lên được ngành chức năng xét tuyển vào đội quân đi xuất khẩu lao động tại Cộng hòa Dân chủ Đức. Anh sung sướng lắm, được xuất ngoại trời Âu biết đó biết đây, có việc làm  hẳn có thu nhập đảm bảo cuộc sống. Cứ nghĩ thế, anh thấy đời thật hạnh phúc, tư tưởng phấn chấn của người thanh niên mới qua tuổi 20, anh hăng say học tập nghề nghiệp và tìm kiếm văn hoá trên sách báo. Bỗng đâu bất hạnh ập đến bất ngờ, một căn bệnh quái ác “đau đầu, mờ mắt” dẫn đến thị giác yếu dần,  nhìn thứ gì cũng thấy lờ mờ vàusau đó thì “mù” hẳn. Thế là đời anh trời đất ngày đêm một màu đen kịt, nét mặt người thân chỉ còn trong trí nhớ.

Là người khiếm thị, chao ôi , biết bao đau đớn, tủi hờn. Gia đình vất vả làm lụng để nuôi cơm ngày ba bữa. Ăn xong ngồi đấy, mỏi lưng thì nằm, trở dậy sờ lấy  gậy dò dẫm lần mò từng bước quanh quẩn chán ngán. Thế rồi được người an ủi, chỉ  dẫn  cho cách tiếp cận  cộng đồng. Anh đã tìm đến nơi cần đến, đó là Hội Người mù. Đến với Hội, tuy mắt vẫn tối đen, nhưng ý chí trong con người bừng sáng. Được sinh hoạt ở tổ chức chuyên biệt này, lòng dạ anh thấy phấn chấn lạ thường. Anh được giao tiếp chuyện trò với những người đồng cảnh, được học nghề, làm nghề và  học chữ nổi, đánh máy vi tính bằng chữ nổi- thứ chữ đặc dụng dành cho người khiếm thính. Bằng nghị lực của mình, anh đã biết sử dụng máy tính tương đối thành thạo. Anh viết báo cáo định kỳ công tác, soạn thảo văn bản, chương trình công tác trên máy. Ngoài ra anh tranh thủ viết báo, biểu dương  hội viên xuất sắc gửi bài cộng tác chuyên mục “Người tốt -Việc tốt” báo Trung ương, địa phương. Năm 2013, trong cuộc thi viết “Người khuyết tật lập nghiệp” do Bộ LĐ-TB &XH tổ chức, anh  nhiệt tình cộng tác và vinh dự đạt giải về bài viết đạt chất lượng cao.

          Được cấp trên và toàn thể  hội viên tín nhiệm, tin tưởng đã bầu anh dảm nhận nhiệm vụ Phó chủ tịch Hội7 năm liền, tiếp nối từ năm 2008 đến nay trên cương vị Chủ tịch Hội Người mù quận Hoàn Kiếm Hà Nội, công tác đạt hiệu quả cao nên  anh liên tục nhận được Bằng khen cấp trên, như: Bộ LĐTB&XH,  Hội Người mù Việt Nam, UBND Hà Nội và quận Hoàn Kiếm./.

                                                          

                                                                                                         

                                                                                                           

 

 

Lượt truy cập: 2057 - Cập nhật lần cuối: 18/04/2014 12:52:13 PM

Tin mới hơn:
Đọc nhiều nhất
Trung tâm Hy Vọng TP Hải Dương tổ chức Tết Thiếu nhi 1.6 cho các cháu khuyết tật Chương trình Kỉ niệm 30 năm thành lập Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam Thắp sáng niềm tin cho em lần thứ 8 năm 2023
Google+