Không thể lơ là với... khẩu trang

Khẩu trang - vật dụng che mũi miệng, phòng ngừa các bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp - được sử dụng khá phổ biến. Hiện nay, khi độ bao phủ vắc xin đã đạt miễn dịch cộng đồng, thông điệp 5K được thay bằng 2K+, việc sử dụng khẩu trang vẫn là một biện pháp phòng bệnh quan trọng.

Sử dụng khẩu trang vẫn là một biện pháp phòng bệnh quan trọng. Ảnh: YÊN LAN.

       Ngược dòng lịch sử, từ thế kỷ XIII, những người hầu bàn Trung Hoa đã đeo các dải lụa để che mũi, miệng khi bưng bê thức ăn nhằm ngăn hơi thở của họ bám vào thức ăn. Việc này được thực hiện trong các gia đình quyền quý.

       Mãi đến năm 1619, khi đại dịch hạch làm một nửa dân số Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha, Ý... tử vong, bác sĩ Charles de Lorme (làm việc tại Bệnh viện St Louis, Paris, Pháp) nhận thấy khánhiều đồng nghiệp của ông bị lây khi tham gia những ca mổ xác để tìm hiểu lý do dẫn đến tử vong. Lúc đó y học chưa phát triển, bác sĩ Charles de Lorme cho rằng tử khí bốc ra từ xác chết là nguyên nhân.

       Và ông đã nghĩ ra cách dùng khẩu trang để phòng bệnh, trong khi trên thực tế thì các bác sĩ bị nhiễm đều là những người đã tiếp xúc với xác chết sau khi họ vừa chết được 1-2 giờ đồng hồ, xác chưa bị phân hủy. Nhưng dù sao đi nữa, ý thức sử dụng khẩu trang phòng ngừa lây nhiễm bệnh cũng đã là một phát minh của y học thời đó.

       Theo thời gian, khẩu trang được sử dụng để phòng ngừa bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp, đường miệng, ngoài ra còn có công dụng khác. Dần dần khẩu trang được cải biến rất nhiều, đa dạng mẫu mã và phù hợp với người sử dụng cả về phòng bệnh lẫn thẩm mỹ.

       Sử dụng khẩu trang vẫn là một biện pháp phòng bệnh quan trọng. Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn mới về việc sử dụng khẩu trang phòng, chống dịch COVID-19 tại nơi công cộng nhằm phòng, chống sự lây lan của dịch COVID-19 trong cộng đồng, thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh trong tình hình mới.

       Với đa số bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp và đường miệng, hầu hết tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể qua đường thở hay đường họng hầu. Do đó, khẩu trang trở thành tấm láchắn phòng bệnh hiệu quả cho mỗi người. Ngoài phòng ngừa bệnh, khẩu trang còn là vật dụng che nắng, tránh các tia cực tím làm nám (đen) da ở vùng mặt.

      Thực tế đã chứng minh: Đeo khẩu trang là biện pháp không thể thiếu nhằm phòng ngừa các bệnh lây qua đường hô hấp nói chung, các bệnh lao, COVID-19 nói riêng. Sử dụng khẩu trang và thực hiện các biện pháp phòng bệnh khác, nhân loại đã khống chế, đẩy lùi các dịch bệnh như lao, cúm Tây Ban Nha, cúm mùa và đặc biệt là đại dịch thế kỷ mang tên COVID-19 do SARS-CoV-2 gây ra.

      Tùy theo giai đoạn, khi chưa có vắc xin thì đeo khẩu trang là một trong các biện pháp chống lây lan COVID-19. Bộ Y tế đã có thông điệp 5K (khẩu trang - khử khuẩn - khoảng cách - không tụ tập - khai báo y tế). Khi độ bao phủ vắc xin đã đạt miễn dịch cộng đồng như hiện nay, thông điệp 5K được thay bằng 2K+ (khẩu trang - khử khuẩn + vắc xin + thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân). Như vậy, sử dụng khẩu trang vẫn là một biện pháp phòng bệnh quan trọng.

       Mới đây, Bộ Y tế ban hành hướng dẫn mới về việc sử dụng khẩu trang phòng, chống dịch COVID-19 tại nơi công cộng nhằm phòng, chống sự lây lan của dịch COVID-19 trong cộng đồng, thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh trong tình hình mới.

       Hiện nay, tuy đại dịch COVID-19 đã được khống chế nhưng các biến thể mới của Omicron như BA.4, BA.5, BA2.74, BA 2.12.1 xuất hiện, lây lan nhanh. Trung tuần tháng 9 này, chỉ hai ngày, cả nước ghi nhận số ca COVID-19 tăng, vượt qua mốc 3.000 ca/ngày. Có một ngày, Việt Nam ghi nhận thêm 5 ca tử vong do COVID-19. 

      Tại Phú Yên, trong hai tuần qua, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 161 ca COVID-19; hiện có hai ca thở oxy qua gọng kính. Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương không được chủ quan, lơ là, tiếp tục đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin phòng COVID-19 và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

       Vì vậy, mỗi người dân cần nêu cao ý thức phòng chống dịch bệnh đường hô hấp nói chung, đại dịch COVID-19 nói riêng, cụ thể là cần thực hiện tốt thông điệp 2K+. Việc đeo khẩu trang phải trở thành thói quen cho mọi người dân khi ra đường, đến nơi công cộng, trên các phương tiện giao thông công cộng. Và cũng cần lưu ý là phải đeo khẩu trang đúng cách, đảm bảo che kín mũi miệng thì mới có thể phòng bệnh.

 

BS NGUYỄN VINH QUANG

 

Lượt truy cập: 257 - Cập nhật lần cuối: 24/02/2023 13:39:54 PM

Đọc nhiều nhất
Trung tâm Hy Vọng TP Hải Dương tổ chức Tết Thiếu nhi 1.6 cho các cháu khuyết tật Chương trình Kỉ niệm 30 năm thành lập Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam Thắp sáng niềm tin cho em lần thứ 8 năm 2023
Google+