HỘI CỨU TRỢ TRẺ EM TÀN TẬT VIỆT NAM TỔ CHỨC TẬP HUẤN THỰC HIỆN 57-NQ/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ ĐỘT PHÁ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ, ĐỔI MỚI SÁNG TẠO VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ QUỐC GIA NÂNG CAO NĂNG LỰC CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, NHÂN VIÊN, CỘNG TÁC VIÊN LÀM CÔNG TÁC TRỢ GIÚP NGƯỜI KHUYẾT TẬT VỀ CHĂM SÓC, HỖ TRỢ, PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VÀ GIẢM THIỂU RỦI RO THIÊN TAI
Ngày 29 tháng 5 năm 2025 tại khách sạn Hacinco số 110, Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội, Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam tổ chức tập huấn thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, nhân viên, cộng tác viên làm công tác trợ giúp người khuyết tật về chăm sóc, hỗ trợ, phục hồi chức năng và giảm thiểu rủi ro thiên tai.
Toàn cảnh Hội trường tập huấn
Chủ trì Hội thảo: Ông Ngô Sách Thực, Chủ tịch Hội cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam, Đại biểu quốc hội khóa XIV, Ủy viên đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Đến tham dự có Bà Đỗ Thị Huệ Phó Chủ tịch Hội, Ông Nguyễn Kim Hoàng Phó Chủ tịch Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam, Chủ tịch Hội Cứu trợ trẻ em khuyết tật thành phố Hà Nội; và các đại biểu Ban Thường Vụ, Ban Chấp hành, cán bộ, nhân viên văn phòng Hội; Giám đốc các Trung tâm, Chủ nhiệm các Nhà Cứu trợ, cán bộ, giáo viên các cơ sở thuộc Hội, Hội viên, phụ huynh, học sinh, phóng viên Tạp chí Sức khỏe và Trẻ em. Năm nay Hội nghị có sự đổi mới về cả 2 hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Toàn thể Hội nghị dành một phút mặc niệm tưởng nhớ cố Chủ tịch nước Trần Đức Lương
Tại buổi tập huấn để tỏ lòng tiếc thương và tưởng nhớ nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương toàn thể các vị đại biểu có mặt tại Hội trường đã dành một phút mặc niệm đầy xúc động để tưởng nhớ cố Chủ tịch nước Trần Đức Lương- một nhà lãnh đạo đức độ, tận tuỵ và giản dị, người đã có những cống hiến quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Nhằm thấy rõ vai trò, nhiệm vụ của các tổ chức xã hội, của các tổ chức và cá nhân trong công tác cứu trợ, chăm sóc trẻ em khuyết tật, triển khai các phương pháp, cách thức trợ giúp người khuyết tật về chăm sóc, hỗ trợ, phục hồi chức năng và giảm thiểu rủi ro thiên tai giúp các đơn vị hoạt động có hiệu quả, nhằm thực hiện tốt công tác cứu trợ, chăm sóc trẻ em khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và Nâng cao nhận thức của các cấp lãnh đạo, hội viên và cộng đồng về tầm quan trọng của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong phát triển của đất nước và công tác hội. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong hoạt động của Hội, nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ, chăm sóc trẻ em khuyết tật.
Ông Ngô Sách Thực, Chủ tịch Hội cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam, Đại biểu quốc hội khóa XIV, Ủy viên đoàn Chủ tịch Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam giảng bài trong lớp tập huấn
Ông Ngô Sách Thực, Chủ tịch Hội cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam trình bày chuyên đề: Phổ biến và triển khai Nghị quyết số 57/NQ-TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
Ông Ngô Sách Thực , trên cơ sở Nghị quyết 57 đã phổ biến những nhận thức tồn tại Thể chế pháp luật, cơ chế, chính sách về khoa học Công nghệ Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số chưa đáp ứng yêu cầu của công cuộc chuyển đổi số quốc gia. Chủ tịch Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam đã đưa ra 5 quan điểm 7 giải pháp
5 quan điểm gồm: 1.Bộ 3 Khoa học Công nghệ, Đổi mưới Sáng tạo và Chuyển đổi số là động lực chính để: phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, hoàn thiện quan hệ sản xuất, đổi mới phương thức quản trị quốc gia, phát triển KT-XH, ngăn chặn nguy cơ tụt hậu, phát triển bứt phá, giầu mạnh trong kỷ nguyên mới. 2. Khoa học Công nghệ, Đổi mưới Sáng tạo và Chuyển đổi số là cuộc cách mạng sâu sắc, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, cần có những giải pháp đột phá, mang tính cách mạng. 3. Thể chế, nhân lực, hạ tầng, dữ liệu và công nghệ chiến lược là những nội dung trọng tâm, cốt lõi.4. Tự chủ về công nghệ. Từng bước làm chủ, cạnh tranh công nghệ về một số lĩnh vực Việt Nam có lợi thế. Tập trung vào các công nghệ chiến lược. Phát huy tối đa trí tuệ Việt Nam gắn với nhanh chóng tiếp thu, hấp thụ, làm chủ và ứng dụng công nghệ tiên tiến của thế giới. 5. Đảm bảo an ninh, an toàn trong quá trình phát triển Khoa học Công nghệ, Đổi mưới Sáng tạo và Chuyển đổi số . Đảm bảo chủ quyền quốc gia trên không gian mạng.
7 giải pháp bao gồm: 1.Nâng cao nhận thức, đột phá về đổi mới tư duy, quyết tâm chính trị mạnh mẽ, tạo xung lực mới, khí thế mới về phát triển Khoa học Công nghệ, Đổi mưới Sáng tạo và Chuyển đổi số. 2. Thể chế trở thành lợi thế cạnh tranh về phát triển Khoa học Công nghệ, Đổi mưới Sáng tạo và Chuyển đổi số .Thể chế giải phóng sức lao động, sự sáng tạo của con người. Thể chế không phải vật chất nhưng tạo ra vật chất. Thể chế là tư duy nên dễ làm, có thể làm nhanh, hiệu quả cao. 3. Xây dựng hạ tầng Khoa học Công nghệ, Đổi mưới Sáng tạo và Chuyển đổi số. 4. Phát triển, trọng dụng nhân lực chất lượng cao, nhân tài. 5. Khoa học Công nghệ, Đổi mưới Sáng tạo trong hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị; nâng cao quản trị quốc gia, hiệu lực quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, bảo đảm quốc phòng an ninh. 6. Thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động Khoa học Công nghệ, Đổi mưới Sáng tạo và Chuyển đổi số trong doanh nghiệp. 7. Tăng cường hợp tác quốc tế.
Ông Nguyễn Trọng Tiến – Nguyên Trưởng khoa Công tác xã hội, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam giảng bài trong lớp tập huấn
Ông Nguyễn Trọng Tiến – Nguyên Trưởng khoa Công tác xã hội, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, chia sẻ trình bày về Chuyên đề 2: Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, nhân viên, cộng tác viên làm công tác trợ giúp người khuyết tật về chăm sóc, hỗ trợ, phục hồi chức năng và giảm thiểu rủi ro thiên tai.
Ông Nguyễn Trọng Tiến – Nguyên Trưởng khoa Công tác xã hội, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam chia sẻ 4 nội dung chính trong công tác năng lực cho đội ngũ cán bộ, nhân viên, cộng tác viên làm công tác trợ giúp người khuyết tật về chăm sóc, hỗ trợ, phục hồi chức năng và giảm thiểu rủi ro thiên tai. Một là Một số vấn đề về người khuyết tật và phục hồi chức năng đối với Người khuyết tật; Hai là Quy trình nâng cao năng lực chăm sóc, trợ giúp và phục hồi chức năng đối với người khuyết tật dành cho đội ngũ cán bộ, nhân viên xã hội; Ba là Một số lĩnh vực cần nâng cao năng lực cho cán bộ, nhân viên công tác xã hội trong chăm sóc, phục hồi chức năng đối với người khuyết tật; Bốn là: Nhiệm vụ của Nhân viên xã hội trong qua trình trợ giúp Người khuyết tật.
Đúng như chủ đề tập huấn đặt ra, các bài giảng đã đúc rút được những kinh nghiệm trong tổ chức và Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, nhân viên, cộng tác viên làm công tác trợ giúp người khuyết tật về chăm sóc, hỗ trợ, phục hồi chức năng và giảm thiểu rủi ro thiên tai. Rất cần sự chung tay của toàn xã hội, lan tỏa việc tốt trong cộng đồng, cộng hưởng tình thương yêu và trách nhiệm của gia đình, xã hội và tổ chức, cá nhân sẽ giúp các em có niềm tin vào cuộc sống, xóa bỏ mặc cảm để vươn lên.
Một số hình ảnh tại buổi tập huấn: