24 NĂM ĐỒNG HÀNH CÙNG TRẺ EM KHUYẾT TẬT
Sáng ngày 17/10, Hội cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam tổ chức hội nghị Ban chấp hành thường kỳ khóa V, nhiệm kỳ 2015 -2020 mở rộng để đánh giá kết quả 24 năm hoạt động của Hội.
Trải qua 24 năm hoạt động (04/12/1993 – 4/12/2018), Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam đã không ngừng nghiên cứu, sáng tạo, đổi mới để ngày càng thực hiện tốt hơn vai trò của một tổ chức xã hội từ thiện hết lòng chăm sóc, dạy dỗ, chữa trị, phục hồi chức năng cho trẻ em khuyết tật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các em theo Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Hội và các tổ chức thành viên đã vận động tiếp nhận sự tài trợ ủng hộ của các tổ chức tập thể, cá nhân, giầu lòng nhân ái được tổng số tiền và hiện vật quy ra tiền là gần 112 tỷ đồng, trợ giúp gần 700.000 lượt trẻ em.
Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam tổ chức hội nghị Ban chấp hành thường kỳ khóa V, nhiệm kỳ 2015 -2020 mở rộng.
Trên cơ sở các nguồn tài trợ, Hội đã thực hiện tốt các nhiệm vụ như sau:
1- Xây dựng nâng cấp cơ sở vật chất cho các Trung tâm, Nhà Cứu trợ với số tiền: 5.037.434.071 VNĐ.
2– Xây dựng sửa chữa nhà làm việc cho các Trung tâm, Nhà Cứu trợ với diện tích sử dụng 24.150 m2. Mở xưởng sản xuất nước tinh khiết, xưởng làm gạch và nâng cấp trụ sở, nhà xưởng và lớp học văn hoá. Mua máy móc, thiết bị với số tiền: 5.037.434.071 VNĐ.
– Đã trang bị các thiết bị phục hồi chức năng cho các cơ sở: 04 máy kích thích thần kinh và cơ, 04 máy siêu âm đa chiều điều trị, 01 máy tập gấp và duỗi tay, 03 máy tập đa năng khoẻ cơ, 03 bộ dây ròng rọc, 01 bộ đèn tử ngoại UV, 02 máy tập chạy và đi bộ, 02 dụng cụ tập quay tay, khớp vai, 02 dụng cụ tập quay cổ tay, 02 dụng cụ tập chi trên tổng hợp, 02 dụng cụ tập chi dưới tổng hợp, 01 giường xoa bóp chạy điện, 02 đệm xoa bóp, 02 thang leo, 02 băng chuyền, 110 bộ khung tập đi và 05 xe điện tổng trị giá trên 239.850.000 triệu đồng.
3– Khám cấp phát thuốc miễn phí cho 487.735 lượt trẻ khuyết tật; tiếp nhận điều trị nội khoa cho 130.987 trẻ khuyết tật tại các Trung tâm, Nhà cứu trợ (châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, thuốc, vật lý trị liệu…..).
Ông Nguyễn Bá Duyệt – Phó chủ tịch – Tổng Thư ký Hội trao quà cho trẻ em khuyết tật huyện Đất đỏ
quê hương Nữ anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu.
4– Nuôi ăn cho 58.563 trẻ khuyết tật ở các Trung tâm, Nhà cứu trợ ltrong đó:
Số trẻ nội trú: 1.032 trẻ x 30.000đ x 30 ngày =928.000.000 VNĐ
Số trẻ bán trú 3.531 trẻ x 20.000đ x 24 ngày = 1.694.880.000 VNĐ
5 – Nuôi ăn cho 14.816 trẻ phẫu thuật chỉnh hình và phục hồi chức năng sau mổ là: 14.816 trẻ x 25.000đ x 20 ngày = 7.408.000.000 VNĐ
Trong đó có 6.845 trẻ khuyết tật tại các tỉnh khó khăn như Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu, Nghệ An, Quảng Ninh với tổng kinh phí 13.591.473.770 đ
6– Khám sàng lọc phân loại tật, nuôi ăn, dạy dỗ, phục hồi chức năng trẻ khuyết tật trí tuệ, hội chứng Down, chậm nói: các tỉnh Quảng Ninh, Điện Biên, Hà Giang, Lai Châu, Nghệ An cho 216.372 trẻ tổng kinh phí 2.357.643.000đ.
7– Trên 17.879 trẻ em tàn tật đã khỏi tật, phục hồi được chức năng cơ thể.
8- Đã tổ chức được 1.367 lớp dạy chữ, 508 lớp dạy nghề đan mây tre, thêu ren, vi tính, kim hoàn, mỹ nghệ, xiếc ảo thuật, âm nhạc v.v… ; tổ chức 12 xưởng sản xuất nhỏ (vừa học vừa làm) tại các Trung tâm cho các cháu đã khỏi tật, phục hồi được chức năng cơ thể.
9- Số trẻ được học nghề 7.909 trong đó có 2.228 trẻ đã học thành nghề và 1.498 trẻ được nhận vào làm công nhân tại các doanh nghiệp, công ty,(có cả công ty liên doanh với nước ngoài). Số trẻ học nghề còn lại được tạo điều kiện hành nghề tại gia đình có thu nhập từ 800.000đ đến 4.800.000đ/ tháng.
10– Riêng Trung tâm người mù Sao Mai (Hội thành phố Hồ Chí Minh) đã thành lập mạng dạy tin học từ xa cho 600 người khiếm thị tại 33 tỉnh thành phố trên cả nước, cả 600 học viên đã thành thạo vi tính văn phòng và được làm việc tại Hội Người mù các tỉnh này.
– Trung tâm tổ chức 04 lớp tin học đào tạo giáo viên nguồn cho 18 tỉnh thành phố phía Nam với 30 người tham dự, sau đó họ đã trở thành giáo viên tin học cho Hội Người mù các tỉnh.
11- Thành lập 06 câu lạc bộ nghệ thuật của trẻ em khuyết tật; tổ chức các lớp học âm nhạc, hội hoạ, xiếc, ảo thuật… cho gần 300 trẻ em tàn tật có năng khiếu. Kết quả đã đào tạo được 09 nhạc công, đang tham gia các nhóm ca nhạc thường xuyên tham gia biểu diễn tại các tụ điểm văn hoá, phòng trà… tại thành phố Hồ Chí Minh và một số địa phương. 03 trẻ em tàn tật đã trở thành người biểu diễn ảo thuật trong 03 đoàn xiếc lưu động nhỏ, 211 trẻ em tàn tật đã vẽ 517 tranh tham gia triển lãm và đã bán được với giá cao.
Bà Phùng Tuyết Nhung – Phó chủ tịch Hội trao quà cho trẻ em khuyết tật huyện Đất đỏ
Từ năm 2000 tới nay, nhiều tập thể và cá nhân của Hội đã được nhiều Bằng khen của cấp Bộ, Ban, Ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp thành phố và các tổ chức đoàn thể khác, cả của nước bạn Lào, Campuchia.
Đặc biệt tập thể Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam vinh dự được Chủ tịch Nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba(năm 2003); Huân chương Lao động hạng Nhì (năm 2010); Huân chương Lao động hạng Nhất (năm 2015).
Bên cạnh đó, Hội thành viên (Hội CTTETT TP Hồ Chí Minh) trực thuộc Hội còn nhận được Huân chương lao động hạng Ba (năm 2010); Huân chương lao động hạng Nhì (năm 2017) và 01 hội viên được tặng Huân chương lao động hạng Nhì (năm 2008) ; 07 hội viên (trong có có 2 phó chủ tịch Hội là Bà Phùng Tuyết Nhung và Ông Nguyễn Văn Chí) được tặng Huân chương lao động hạng Ba về thành tích công tác Hội.
Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện của Đảng, Nhà nước và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; kết quả phấn đấu và khí thế thi đua của gần 25 năm qua khích lệ; Được sự cổ vũ, động viên, ủng hộ giúp đỡ quý báu của các cấp Bộ, Đảng, chính quyền, đoàn thể, của các nhà hoạt động kinh tế- xã hội, khoa học công nghệ và toàn thể nhân dân cùng sự tài trợ giúp đỡ của toàn xã hội. Toàn thể cán bộ hội viên Hội cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam tin tưởng rằng: toàn Hội sẽ đoàn kết, phấn đấu, xây dựng Hội ngày càng vững mạnh thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của mình trong sự nghiệp cứu trợ trẻ em khuyết tật Việt Nam.
(Bài và ảnh : Văn phòng Hội)