Báo cáo tóm tắt kết quả 20 năm hoạt động của Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam
Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện của Đảng, Nhà nước và mặt trận; Được kết quả phấn đấu và khí thế thi đua của 20 năm qua khích lệ; Được sự cổ vũ, động viên, ủng hộ giúp đỡ quý báu của các cấp bộ Đảng, chính quyền, đoàn thể, của các nhà hoạt động kinh tế- xã hội, khoa học công nghệ và toàn thể nhân dân. Toàn thể cán bộ hội viên Hội cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam tin tưởng rằng: toàn Hội sẽ đoàn kết, phấn đấu, xây dựng Hội ngày càng vững mạnh thực hiện tôt vai trò, nhiệm vụ của mình trong sự nghiệp cứu trợ trẻ em khuyết tật Việt Nam.
HỘI CỨU TRỢ TRẺ EM TÀN TẬT VIỆT NAM ______________
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
Số: 68 /VP/TƯH |
Hà Nội, ngày 20 tháng 08 năm 2013 |
BÁO CÁO TÓM TẮT KẾT QUẢ 20 NĂM HOẠT ĐỘNG
CỦA HỘI CỨU TRỢ TRẺ EM TÀN TẬT VIỆT NAM
PHẦN I : NHỮNG THÔNG TIN CHUNG:
Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam được thành lập theo quyết định số 590/TTg ngày 04 tháng 12 năm 1993 của Thủ tướng Chính phủ.
Tên tiếng Việt : Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam.
Tên tiếng Anh : Vietnam Relief Association For handicapped Children.
Trụ sở Hội: Số 68, Ngõ 49, đường Huỳnh Thúc Kháng, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
Số điện thoại: 04.8532785 – 5621094.
Số Fax: 04.5621094.
Email: cuutrotretantat@gmail.com
Website: http://cuutrotreemtantat.com.vn.
Chủ tịch Hội đương nhiệm: Giáo sư. TSKH Nguyễn Tài Thu – Anh hùng Lao động – Thầy thuốc Nhân dân.
Chủ tịch danh dự:
– Nhiệm kỳ I (1994- 1999) Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh.
– Nhiệm kỳ II (2000- 2005) Phó Chủ tịch Nước Nguyễn Thị Bình.
– Nhiệm kỳ III (2005- 2010) Phó Chủ tịch Nước (nay là nguyên Phó Chủ tịch Nước) Trương Mỹ Hoa.
I. NHỮNG THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC
– Mục tiêu cao nhất của các hoạt động Hội là: bảo vệ, chăm sóc, dạy dỗ trẻ em tàn tật, tạo điều kiện để trẻ em tàn tật có thể tự lao động nuôi sống bản thân, giúp ích cho gia đình xã hội, sống hoà nhập, bình đẳng với cộng đồng.
– Để đạt được mục tiêu cao cả đó, nhiệm vụ cụ thể của Hội là: vận động, tập hợp sự ủng hộ, giúp đỡ, tài trợ của các đơn vị, tổ chức, tập thể, cá nhân, của toàn xã hội để tổ chức các cơ sở nuôi ăn, khám chữa bệnh, chữa tật, phục hồi chức năng, dạy chữ, dạy nghề tạo việc làm miễn phí cho trẻ em tàn tật. Đối với mỗi trẻ em tàn tật cũng như với tổ chức Hội đây là một quá trình hoạt động liên hoàn, phối hợp tích cực, liên tục kéo dài nhiều tháng, nhiều năm. Trong quá trình ấy ước nguyện của trẻ em tàn tật và gia đình là được miễn phí hoàn toàn và được chăm sóc trong những cơ sở đặc thù dành riêng cho trẻ khuyết tật; có như thế mới đủ thời gian, điều kiện chăm sóc đến nơi đến chốn và mới đạt được mục tiêu cao nhất mà Hội đã đề ra.
– Trước yêu cầu nặng nề như vậy, Hội thực hiện phương châm: dựa hẳn vào cộng đồng, vừa giảm bớt khó khăn, chi phí tốn kém cho gia đình các em, vừa tạo sự gắn kết giữa tổ chức Hội với gia đình để chăm sóc các em được tốt.
– Qua 20 năm hoạt động Hội đã nhận được sự quan tâm sâu sắc, tạo điều kiện thuận lợi của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và sự giúp đỡ của các Bộ, Ban, Ngành, Đoàn thể, sự đồng tình ủng hộ của cộng đồng xã hội, của trẻ em tàn tật và gia đình các em nhất là gia đình các trẻ em tàn tật nghèo, vùng sâu, vùng xa, cùng với sự phấn đấu không mệt mỏi của toàn thể cán bộ, hội viên; Hội đã đạt được các kết quả sau đây:
1. Về xây dựng tổ chức Hội và phát triển Hội viên:
a- Tổ chức Hội
a1- Cơ cấu tổ chức Trung ương Hội:
Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam có :
– Ban Chấp hành Trung ương Hội (khoá IV)
– Ban Thường trực Trung ương Hội
– Ban Kiểm tra Trung ương Hội
– Văn phòng Trung ương Hội: Văn phòng có 15 cán bộ, đều là cán bộ công chức và viên chức đã nghỉ hưu hoặc đang công tác.
a2– Hội địa phương :
– 03 Hội địa phương (thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Phú Yên)
– 66 chi Hội (trực thuộc T.Ư Hội: 32, thuộc Hội thành phố Hồ Chí Minh: 22, thuộc Hội thành phố Hà Nội: 6 và Hội tỉnh Phú Yên: 6).
a3- Các đơn vị chuyên môn trực thuộc Trung ương Hội:
Trung ương Hội đã và đang quản lý và điều hành :
– 26 Trung tâm cứu trợ trẻ em tàn tật ở các quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh, thị xã trong cả nước;
– 05 nhà cứu trợ trẻ em tàn tật ở xã, phường;
– 40 chi Hội trực thuộc Trung ương Hội.
Trong đó có Hội phối hợp với viện( nay là bệnh viện) châm cứu Trung ương tổ chức Trung tâm I cứu trợ trẻ em tàn tật đặt tại khoa Nhi Bệnh viện Châm cứu Trung ương làm nhiệm vụ như tuyến cuối chữa bệnh, chữa tật, phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật của Hội.
a4- Các đơn vị thành viên khác : Công ty TNHH Nam HSC; Công ty Ước mơ vươn xa ; Công ty xiếc, ảo thuật Ngọc Viên, Công ty TNHH sản xuất thương mại Hưng Phát.
a5- Về cơ sở vật chất của những Trung tâm, Nhà cứu trợ dựa chủ yếu vào cơ sở sẵn có của ngành y tế (Trung tâm y tế quận, huyện, thành phố; Trạm y tế xã, phường), các cơ sở dạy chữ, dạy nghề của những nhà hoạt động từ thiện tự nguyện gia nhập Hội.
b – Hội viên:
b1 – Hội viên chính thức: Phát triển được gần 8.000 hội viên chính thức và hàng trăm hội viên tán trợ, hội viên danh dự.
b2– Hội viên của Hội là những công dân Việt Nam và người Việt Nam đang làm ăn sinh sống ở nước ngoài, tự nguyện đóng góp công sức, tiền của, trí tuệ cho sự nghiệp cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam. Nhiều hội viên là các thầy thuốc (bác sĩ, y sĩ, dược sĩ, y tá, điều dưỡng viên, lương y), nhà giáo, nhà hoạt động xã hội, nghệ sĩ, nghệ nhân đã tình nguyện làm việc hàng ngày (không nhận thù lao) trực tiếp phục vụ, chăm sóc, chữa trị, dạy dỗ trẻ em tàn tật tại các cơ sở của Hội (các Trung tâm, Nhà cứu trợ trẻ em tàn tật, các Trung tâm dạy nghề và các Câu lạc bộ…).
b3 – Hội viên khác: 16 Hội viên là tổ chức (đơn vị thành viên).
c- Về lĩnh vực chuyên môn: Hội tận dụng những thành quả, tiến bộ của chuyên ngành châm cứu Việt Nam, của chuyên ngành phục hồi chức năng và phẫu thuật chỉnh hình. Về nhân lực đó là những cán bộ y tế (y tá, y sĩ, bác sĩ, điều dưỡng viên, lương y); cán bộ giáo dục (thầy giáo, cô giáo) và những nhà hoạt động xã hội khác đương nhiệm, đã nghỉ hưu, hoặc mới ra trường chưa có việc làm, tình nguyện làm việc phục vụ trẻ em tàn tật không lương, không yêu cầu đãi ngộ (họ là những hội viên của Hội).
2. Thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Hội:
a -Thực hiện chủ trương xã hội hóa công tác cứu trợ trẻ em tàn tật và phát triển công tác đối ngoại nhân dân:
– Ngay từ ngày đầu thành lập, Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam đã thường xuyên vận động sự ủng hộ tài trợ, giúp đỡ của nhiều nhà hảo tâm từ thiện, doanh nghiệp, doanh nhân, các tổ chức, cá nhân, tập thể (cả trong và ngoài nước).
- Kết quả đã thu được :
- Về vận động tài trợ :
Tổng số tiền mặt : 40.617.531.901 VNĐ (Không kể số tiền các nhà tài trợ chuyển thẳng cho các Hội địa phương, các Trung tâm, các nhà cứu trợ).Trong đó :
Tổ chức trong nước : 14.409.536.106 VNĐ
Hỗ trợ từ Ngân sách nhà nước Trung ương : 7.452.000.000 VNĐ
Thu từ dịch vụ bán sản phẩm : 894.309.000 VNĐ
Cá nhân ủng hộ : 1.774.318.795 VNĐ
Tổ chức nước ngoài : 16.087.368.000 VNĐ
- Về đối ngoại nhân dân :
– Bên cạnh sự ủng hộ với tấm lòng yêu thương trẻ khuyết tật của nhân dân cả nước, gần 20 năm qua Hội đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều tổ chức, cá nhân nước ngoài, điển hình là các tổ chức: Maryknoll (Hoa Kỳ), Donxa (Bỉ), Tổ chức Cứu trợ trẻ em tàn tật Thụy Điển, Tổ chức Dragon Blue (Australia), Uỷ ban II Hà Lan, Tổ chức Atlantic Philanthropies (Hoa Kỳ), Tổ chức Cứu Thế Quân (Hoa Kỳ), Đại sứ quán Đan Mạch, Tổ chức Hand of Hope, Tổ chức Lev Đan Mạch, Câu lạc bộ Phụ Nữ Quốc tế, Hội Vitam (Pháp), Đại sứ quán Úc, Hàn Quốc v.v…..
– Hội nhận được sự ủng hộ của Cộng đồng người Việt Nam ở Vương quốc Đan Mạch thông qua Ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài. Trung ương Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam đã dùng toàn bộ số tiền 25.100.000 VNĐ mua 05 con tặng 05 gia đình trẻ em khuyết tật nghèo tại tỉnh Yên Bái.
b- Trên cơ sở các nguồn tài trợ, Hội đã thực hiện tốt các nhiệm vụ như sau:
b1- Xây dựng nâng cấp cơ sở vật chất cho các Trung tâm, Nhà Cứu trợ với số tiền: 5.037.434.071 VNĐ.
b2– Xây dựng nhà làm việc cho các Trung tâm, Nhà Cứu trợ với diện tích sử dụng 24.150 m2. Sửa chữa Trung tâm, xí nghiệp sản xuất nước tinh khiết, xí nghiệp gạch và nâng cấp trụ sở, xưởng và lớp học văn hoá. Mua máy móc, thiết bị với số tiền: 5.037.434.071 VNĐ.
– Đã trang bị thêm các thiết bị phục hồi chức năng cho các cơ sở: 04 máy kích thích thần kinh và cơ, 04 máy siêu âm đa chiều điều trị, 01 máy tập gấp và duỗi tay, 03 máy tập đa năng khoẻ cơ, 03 bộ dây ròng rọc, 01 bộ đèn tử ngoại UAV, 02 máy tập chạy và đi bộ, 02 dụng cụ tập quay tay, khớp vai, 02 dụng cụ tập quay cổ tay, 02 dụng cụ tập chi trên tổng hợp, 02 dụng cụ tập chi dưới tổng hợp, 01 giường xoa bóp chạy điện, 02 đệm xoa bóp, 02 thang leo, 02 băng chuyền, 110 bộ khung tập đi và 05 xe điện tổng trị giá trên 239.850.000 triệu đồng.
b3– Nuôi ăn, cấp thuốc miễn phí cho trẻ khuyết tật được chữa bệnh tật, phục hồi chức năng bằng các phương pháp nội khoa tại các Trung tâm, Nhà cứu trợ (châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, thuốc, vật lý trị liệu…..) cho 30.520 lượt trẻ khuyết tật với tổng tiền 4.989.436.000đ.
b4– Nuôi ăn phẫu thuật, phục hồi chức năng sau phẫu thuật là:
1.751.000.000VNĐ (3.502 trẻ x 25.000 đ x 20 ngày).
b5– Khám sàng lọc phân loại tật nuôi ăn, dạy dỗ, phục hồi chức năng trẻ khuyết tật trí tuệ, down, chậm nói: các tỉnh Điện Biên, Hà Giang, Lai Châu cho 3376 trẻ tổng kinh phí 50.870.615.000đ.
b6– Trên 12.300 trẻ em tàn tật đã khỏi tật, phục hồi được chức năng cơ thể.
b7- Đã tổ chức được 127 lớp dạy chữ, 86 lớp dạy nghề đan mây tre, thêu ren, vi tính, kim hoàn, mỹ nghệ, xiếc ảo thuật, âm nhạc và múa rối nước ; tổ chức 12 xưởng sản xuất nhỏ (vừa học vừa làm) tại các Trung tâm cho các cháu đã khỏi tật, phục hồi được chức năng cơ thể.
b8- Có 618 trẻ đã học thành nghề được nhận vào làm công nhân tại các doanh nghiệp, công ty, có cả công ty liên doanh với nước ngoài. Số trẻ học nghề còn lại được tạo điều kiện hành nghề tại gia đình có thu nhập từ 800.000đ đến 1.400.000đ/ tháng.
b9– Thành lập mạng dạy tin học từ xa cho 600 người khiếm thị tại 33 tỉnh thành phố trên cả nước, cả 600 học viên đã làm được vi tính văn phòng và được làm việc tại Hội Người mù các tỉnh này.
b10- Tổ chức 04 lớp tin học đào tạo giáo viên nguồn cho 18 tỉnh thành phố phía Nam với 30 người tham dự, sau đó họ đã trở thành giáo viên tin học cho Hội Người mù các tỉnh.
b11- Thành lập 06 câu lạc bộ nghệ thuật của trẻ em khuyết tật; tổ chức các lớp học âm nhạc, hội hoạ, xiếc, ảo thuật… cho gần 300 trẻ em tàn tật có năng khiếu. Kết quả đã đào tạo được 09 nhạc công, đang tham gia các nhóm ca nhạc thường xuyên tham gia biểu diễn tại các tụ điểm văn hoá, phòng trà… tại thành phố Hồ Chí Minh và một số địa phương. 03 trẻ em tàn tật đã trở thành người biểu diễn ảo thuật trong 03 đoàn xiếc lưu động nhỏ, 211 trẻ em tàn tật đã vẽ 517 tranh tham gia triển lãm và đã bán được với giá cao.
3- Thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động:
a- Phong trào học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Đối với mỗi cán bộ, Hội viên, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một nhiệm vụ được duy trì, đẩy mạnh thường xuyên, qua đó để giáo dục, rèn luyện mình. Được thể hiện trên các mặt:
– Tất cả vì nhân dân mà phục vụ.
– Hết lòng thương yêu trẻ khuyết tật.
– Làm việc tận tình không lương, không thù lao trợ cấp : với 372 hội viên đang trực tiếp chăm sóc trẻ em khuyết tật tại các Trung tâm, Nhà Cứu trợ.
– Là nội dung sinh hoạt hàng tháng của các đơn vị.
Qua các đợt sơ kết, tổng kết 03 Hội viên được dự Hội nghị biểu dương của Trung ương, 36 Hội viên được Uỷ ban Nhân dân, đoàn thể ở địa phương khen thưởng.
b- Phong trào đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn và vì người nghèo, chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho trẻ em và người khyết tật:
– Phẫu thuật chỉnh hình sửa tật vận động, phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật quê hương các cố lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
– Đã tổ chức các đoàn y tế tới phẫu thuật chỉnh hình miễn phí cho 314 trẻ em khuyết tật vận động ở các tỉnh Nghệ An (quê hương Bác Hồ), Hà Tĩnh (quê hương của Cố Tổng Bí thư Trần Phú), Quảng Bình (quê hương của Đại tướng Võ Nguyên Giáp), Quảng Trị (quê hương của Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn), Thừa Thiên Huế (quê hương của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh), Vĩnh Long (quê hương của 02 Cố Thủ tướng Phạm Hùng và Võ Văn Kiệt)…
– Tặng 20 nhà tình nghĩa, tặng sổ tiết kiệm cho gia đình Thương binh, liệt sĩ và gia đình trẻ em khuyết tật khó khăn tại các tỉnh Quảng Trị, Đồng Nai, Tiền Giang.
– Tặng 05 nhà tình thương tại thành phố Hồ Chí Minh.
– Tặng 82 sổ tiết kiệm mệnh giá từ 200 đến 500 ngàn đồng cho 82 trẻ em tàn tật có gia đình hoàn cảnh quá khó khăn.
– Tặng và hỗ trợ vốn cho 75 gia đình trẻ em tàn tật có gia đình hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để mua trâu, bò phát triển sản xuất ở 02 tỉnh Thái Nguyên, Yên Bái với số tiền 225.064.000đ.
– Tặng 17.168 xe lăn, xe lắc, dụng cụ hỗ trợ cho trẻ em và người khuyết tật các tỉnh: Nam Định, Phú Thọ, Thanh Hoá, Bình Dương, Đồng Nai, Đồng Tháp, thành phố Hồ Chí Minh.
– Tặng 1496 xuất học bổng cho 1496 lượt trẻ em khuyết tật là những học sinh nghèo vượt khó ham học và học giỏi, mỗi xuất trị giá 500.000đ đến 1.000.000đ.
– Tặng quà cho trẻ khuyết tật nhân các ngày lễ tết, ngày kỷ niệm:
– Hàng năm tổ chức 30 – 50 cuộc vui chơi tập thể và phát quà cho trẻ em tàn tật nhân các ngày lễ tết như: Tết Nguyên đán, Tết Trung thu, ngày Quốc tế thiếu nhi (01/6), ngày Người khuyết tật Việt Nam (18/4), Ngày Quốc tế Người tàn tật (03/12)… Hội đã tổ chức 12 cuộc thi và trao giải “ Vượt lên tật nguyền”, giành cho những trẻ em khuyết tật và đã trao 46 giải thưởng, mỗi giải thưởng trị giá 1.000.000 đ đến 2.000.000 đ . “Thi nấu ăn tình nghĩa, Cây mùa xuân, Ấm áp tình thương”, tổ chức thi Golf “Vì trẻ em khuyết tật” , “ Ngày hội từ thiện” , gây quỹ ủng hộ cho trẻ em khuyết tật.
– Tài trợ hỗ trợ cho 04 trẻ em được mổ tim tại Bệnh viện E, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Tim, Bệnh viện Nhi…. với tổng số tiền 617.000.000 đ.
c- Tham gia cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư:
– Tất cả cán bộ, hội viên đều đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa
– Xây dựng đơn vị là một tập thể văn hóa
– Đảm bảo thực thi pháp luật và đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương.
II. HỆ QUẢ CỦA NHỮNG THÀNH TÍCH ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC:
1. Hội thực sự ghé vai gánh vác thực hiện một phần nhiệm vụ của Nhà nước tự nguyện chăm sóc, phục vụ một đối tượng đặc biệt được Đảng và Nhà nước rất quan tâm. Đó là trẻ em tàn tật, thực sự chuyển tải sự quan tâm của Đảng, Nhà nước tới Nhân dân, xây dựng, củng cố niềm tin của Nhân dân.
2. Góp phần thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa trong lĩnh vực an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước, duy trì, phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức của dân tộc, hạn chế, đáng lùi lối sống vô cảm ích kỷ đang hiện hữu trong xã hội
– Tiết kiệm được một khoản chi đáng kể từ Ngân sách nhà nước để thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, chữa trị, phục hồi chức năng cho trẻ em khuyết tật… của Nhà nước, đồng thời chia sẻ một phần gánh nặng công việc với ngành Y tế, ngành Lao động – Thương binh và Xã hội, ngành giáo dục. Nếu tính bình quân mỗi tháng lương như công nhân viên chức bình thường là 3.000.000VNĐ thì với 372 cán bộ Hội viên của Hội tự nguyện làm việc thường xuyên hàng ngày tại các cơ sở của Hội để chăm sóc chữa bệnh, chữa tật, phục hồi chức năng, dạy chữ, dạy nghề cho trẻ em khuyết tật sẽ tiết kiệm cho ngân sách nhà nước khoản tiền là: 267.840.000.000 VNĐ (372 người x 3.000.000 đ x 12 tháng x 20 năm).
3. Nói lên tấm lòng từ thiện, nhân ái của cán bộ, hội viên, chấp nhận khó khăn về mình, tự bươn chải lo cho cuộc sống bản thân, gia đình, giành trọn thời gian hàng ngày đến các cơ sở Hội chữa trị, dạy dỗ, phục hồi chức năng cho trẻ em khuyết tật.
III. NHỮNG HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG ĐÃ ĐƯỢC NHẬN
1- Trong 20 năm qua, hàng ngàn cán bộ Hội viên đã được các Bộ, Ngành, Đoàn thể, Ủy ban nhân dân các cấp tặng bằng khen, kỷ niệm chương về thành tích chăm sóc phục vụ trẻ em khuyết tật.
2- Tập thể Hội tính từ năm 2000 tới nay:
– Năm 2000 : Được Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tặng Bằng khen;
– Năm 2003 : Được Chủ tịch Nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba;
– Năm 2008 : Được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen;
– Năm 2009 : Được Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tặng Bằng khen;
– Năm 2010 : Được Chủ tịch Nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhì.
Với những kết quả hoạt động của Hội vì mục tiêu xã hội nhân đạo, năm 2010 Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 68- TTg ngày 01 tháng 11 năm 2010 xếp Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam là một trong 28 Hội có tính chất đặc thù.
Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam trở thành địa chỉ tình thương tin cậy của trẻ em tàn tật Việt Nam; được Đảng, Nhà nước nhiều lần biểu dương, khen thưởng; toàn dân ủng hộ, nhiều tổ chức trên thế giới công nhận là : “Một tổ chức nhân đạo chân chính”.
3- Kỷ luật: Trong 20 năm hoạt động, không một cán bộ, hội viên nào của Hội bị thi hành bất kỳ hình thức kỷ luật nào.
IV. NHẬN ĐỊNH ĐÁNH GIÁ CHUNG
|
|
Qua 20 năm hoạt động đã bộc lộ nhiều những mạnh yếu, được và chưa được. Song có thể rút ra một số đánh giá nhận định như sau:
1- Quyết định 590/TTg ngày 04 thỏng 12 năm 1993 cho phộp thành lập Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam là Quyết định sỏng suốt.
2- Sự ra đời mà Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam có xuất phát điểm mang tính tất yếu từ yêu cầu bức thiết của quá trình phát triển Đất nước, từ tâm tư nguyện vọng của nhân dân.
3.-Mục tiêu phấn đấu cao nhất của Hội được xác định khá rõ ràng: Tạo một điều kiện giúp trẻ em, thiếu niên khuyết tật sống hoà nhập bình đẳng với cộng đồng. Để thực hiện mục tiêu đó, nhiệm vụ và quy trình phấn đấu cũng được đạt ra tường bước đi cụ thể: Từ vận động tiếp nhận tài trợ đến tổ chức các cơ sở trực tiếp nuôi dưỡng, khám chữa bệnh, phục hồi chức năng, dạy chữ, dạy nghề, hướng ngghiệp, tạo việc làm. Đây là một quy trình đúng đắn khi thực hiện không thể bỏ qua một quá trình nào. Trẻ em khuyết tật khi đã có nghề, có thể làm việc và có việc làm là có đủ điều kiện cơ bản để sống hoà nhập bình đẳng với cộng đồng.
4-Phương châm: Dựa vào dân(Vật chất, nhân sự và cơ sở) về sát dân, tận dụng sự giúp đỡ của nhân dân, tranh thủ sự ủng hộ của các cấp chính quyền đoàn thể (Thành lập các cơ sở của Hội ở cấp xã phường, thị trấn, quận huyện, thành phố thuộc tỉnh), kết hợp chặt chẽ giữa Đông y (xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu, thuốc nam) với Tây y (Phẫu thuật chỉnh hình, sửa tật vận động, Vật lý trị liệu…) là phương châm hành động chính xác, đạt hiệu quả cao.
5- Những hoạt động của Hội được Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Các Bộ nghành đoàn thể, các cấp Chính quyền và toàn xã hội rất quan tâm, giúp đỡ và ủng hộ, tạo nên sức mạnh động viên lớn đối với tổ chức Hội
6-Nhận định đánh giá trên đây là những yếu tố giúp Hội tiếp tục phát huy sức mạnh phấn đấu thực hiện các nhiệm vụ trong giai đoạn mới, hết lòng vì sự nghiệp cứu trợ trẻ em tàn tật.
Phần II : Định hướng công tác Hội 5- 10 năm tới:
Tiếp tục phấn đấu thực hiện mục tiêu của Hội ngày càng có nhiều trẻ em, thiếu niên khuyết tật được khám chữa bệnh, chữa tật, phục hồi chức năng, được hướng nghiệp dạy nghề, tạo đủ điều kiện sống hoàn nhập bình đẳng với cộng đồng. Thông qua việc thực hiện theo các định hướng sau đây:
1- Nghiên cứu, cải tiến xây dựng mô hình tổ chức các cơ sở thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của Hội cho phù hợp với mô hình tật của trẻ em khuyết tật trong giai đoạn mới, thực hiện một kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, cung cấp điều kiện thiết yếu, động viên cán bộ Hội viên hoạt động, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả các mặt hoạt động chuyên môn của Hội đi đôi với công tác phát triển tổ chức Hội, phát triển hội viên.
2- Tăng cường vận động xã hội, thực hiện chủ trương xã hội hóa công tác cứu trợ trẻ em khuyết tật đi đôi với việc nghiên cứu thực hiện các hình thức tổ chức hoạt động có thu trong khuôn khổ pháp luật cho phép t¹o thêm điều kiện để duy trì các hoạt động của Hội( mô hình dịch vụ công, doanh nghiệp xã hội…), và có thể miễn phí hoàn toàn cho những trẻ em khuyết tật có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn.
3- Thường xuyên cải tiến tổ chức phương pháp dạy nghề cho trẻ em và thanh niên khuyết tật. dạy những nghề dể học, dễ làm, phù hợp với trẻ. Kết hợp dạy nghề với thực hành làm ra sản phẩm tổ chức giới thiệu sản phẩm; liên kết với các doanh nghiệp, đào tạo nghề theo yêu cầu, và giải quyết việc làm,… Kết hợp chặt chẽ giữa chăm sóc sức khỏa với dạy nghề.
4- Xây dựng mối quan hệ công tác mật thiết với Bộ Lao động Thương binh và xã hội( Bộ được giao quản lý nhà nước các lĩnh vực hoạt động của Hội) với Văn phòng Chính phủ và các Bộ, ngành hữu quan khác; tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể ở trung ương và địa phương; tăng cường phối hợp hoạt động với các Hội có mục tiêu đối tượng tương đồng( Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi, Hội bảo vệ quyền trẻ em, Liên hiệp hội về người khuyết tật và vì người khuyết tật, Hội nạn nhân chất độc màu da cam…).
5- Thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Phấn đấu trở thành đơn vị mạnh góp phần xây dựng Mặt trận, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng phát triển; trên cơ sở đó tổ chức sự phối hợp hành động với các đơn vị thành viên của Mặt trận thực hiện các dự án chương trình của Hội.
Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện của Đảng, Nhà nước và mặt trận; Được kết quả phấn đấu và khí thế thi đua của 20 năm qua khích lệ; Được sự cổ vũ, động viên, ủng hộ giúp đỡ quý báu của các cấp bộ Đảng, chính quyền, đoàn thể, của các nhà hoạt động kinh tế- xã hội, khoa học công nghệ và toàn thể nhân dân. Toàn thể cán bộ hội viên Hội cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam tin tưởng rằng: toàn Hội sẽ đoàn kết, phấn đấu, xây dựng Hội ngày càng vững mạnh thực hiện tôt vai trò, nhiệm vụ của mình trong sự nghiệp cứu trợ trẻ em khuyết tật Việt Nam.
KT/ CHỦ TỊCH HỘI
PHÓ CHỦ TỊCH KIÊM TỔNG THƯ KÝ
Nguyễn Bá Duyệt