Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy Tạp chí Sức khỏe trẻ em
(SKTE) Ngày 06/10/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành giấy phép hoạt động Giấy phép số 298/GP-BTTTT cho Tạp chí Sức khỏe Trẻ em, dưới cả hai hình thức: tạp chí in và tạp chí điện tử.
Ngày 07/10/2024, Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam đã ký Quyết định số 76 – QĐ/HCT đổi tên Tạp chí “Tình thương và Cuộc sống thành Tạp chí “Sức khoẻ trẻ em”; Quyết định số 77- QĐ/HCT về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Tạp chí. Sự kiện này là một dấu mốc quan trọng, mở ra một trang mới cho sự phát triển của Tạp chí Sức khoẻ trẻ em.
Ban Biên tập Tạp chí sức khỏe trẻ em và các cán bộ, phóng viên
Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy Tạp chí sức khỏe trẻ em
Ngày 06/10/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành giấy phép hoạt động Giấy phép số 298/GP-BTTTT cho Tạp chí Sức khỏe Trẻ em, dưới cả hai hình thức: tạp chí in và tạp chí điện tử.
Ngày 07/10/2024, Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam đã ký Quyết định số 76 – QĐ/HCT đổi tên Tạp chí “Tình thương và Cuộc sống thành Tạp chí “Sức khoẻ trẻ em”; Quyết định số 77- QĐ/HCT về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Tạp chí. Sự kiện này là một dấu mốc quan trọng, mở ra một trang mới cho sự phát triển của Tạp chí Sức khoẻ trẻ em.
Theo đó, Tạp chí Sức khỏe trẻ em là cơ quan ngôn luận của Trung ương Hội Cứu trợ trẻ em TTVN. Tạp chí Sức khoẻ trẻ em có chức năng thông tin, tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và Công ước của Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em, Công ước quốc tế về quyền của Người khuyết tật; Thông tin về các hoạt động của Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam; Định kỳ theo kỳ xuất bản (đối với loại hình tạp chí in), định kỳ cập nhật thông tin theo quy định của pháp luật (đối với loại hình tạp chí điện tử) để thông tin chuyên sâu, chuyên ngành; giới thiệu, đăng tải kết quả nghiên cứu khoa học; trao đổi kinh nghiệm trong việc vận động tập hợp, tiếp nhận sự giúp đỡ, đóng góp về vật chất và tinh thần để tổ chức các hoạt động nhằm góp phần làm cho trẻ em tàn tật thoát khỏi khổ đau và bất hạnh, được bảo vệ và chăm sóc theo Luật trẻ em, Luật Người khuyết tật và Công ước của Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em, Công ước quốc tế về quyền của Người khuyết tật, giúp trẻ em tàn tật sống hoà nhập bình đẳng với cộng đồng.
Tạp chí Sức khỏe trẻ em là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, được mở tài khoản tại các ngân hàng và kho bạc nhà nước.
Tạp chí Sức khỏe trẻ em có trụ sở chính đặt tại Hà Nội; có đại diện tại các địa phương theo quy định của Luật Báo chí.
Nhiệm vụ của Tạp chí Sức khoẻ trẻ em gồm:
- Thông tin, tuyên truyền sâu rộng đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với trẻ em, trong đó có trẻ em tàn tật. Phản ánh hoạt động của Chủ tịch Hội; Ban thường vụ Hội; Ban chấp hành và hoạt động của cơ quan ban, bộ, ngành, hệ thống chính trị.
- Phát hiện, nhân rộng, tuyên truyền, cổ vũ các nhân tố mới, các điển hình tập thể, cá nhân trong công tác chăm sóc trẻ em, trẻ em tàn tật.
- Phản biện chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với trẻ em. Là diễn đàn, nơi giao tiếp, tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh, phản hồi ý kiến của bạn đọc về đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với trẻ em. Tổ chức trao đổi, đối thoại những vấn đề được bạn đọc quan tâm.
- Tuyên truyền về công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em. Sự quan tâm chăm lo của các thầy thuốc, cơ sở y tế, bệnh viện, các nhà thuốc và trường học; các trung tâm bảo trợ xã hội đối với trẻ em tàn tật.
- Tổ chức biên tập, xuất bản và phát hành các chuyên đề, đặc san phục vụ yêu cầu công tác theo chức năng, nhiệm vụ; làm đầu mối, phối hợp với các đơn vị thuộc Hội tổ chức biên tập, xuất bản, phát hành các ấn phẩm tài liệu, thông tin, sách nghiệp vụ phục vụ công tác của Hội.
- Tham gia, phối hợp tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm; nghiên cứu các chuyên đề, các đề tài khoa học, đề án phục vụ công tác của Tạp chí và nhiệm vụ công tác của Hội Cứu trợ trẻ em TTVN.
- Tổ chức các hoạt động truyền thông, quảng cáo và vận động, kêu gọi các tập thể, cơ quan, đơn vị, cá nhân… giúp đỡ, đóng góp về vật chất và tinh thần cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ mồ côi, tàn tật.
- Thực hiện dịch vụ truyền thông ký kết các hợp đồng quảng cáo thông tin, tuyên truyền, từ thiện, xây dựng chuyên đề với các bộ, ngành, địa phương và các tổ chức trên các ấn phẩm của Tạp chí và tổ chức sự kiện theo hình thức xã hội hóa đảm bảo đúng quy định của pháp luật Nhà nước.
- Xây dựng và sử dụng đội ngũ cộng tác viên; thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế theo phân công, phân cấp của Hội Cứu trợ trẻ em TTVN.
Cơ cấu tổ chức của Tạp chí Sức khỏe trẻ em gồm Hội đồng biên tập, Ban biên tập và các ban chuyên môn.
Hội đồng biên tập: Căn cứ Quyết định số 80- QĐ/HCT của Hội Cứu trợ trẻ em TTVN, Hội đồng do TS Ngô Sách Thực, Chủ tịch Hội làm Chủ tịch Hội đồng. Các Phó Chủ tịch gồm: TS Trần Doãn Tiến, Tổng Biên tập Tạp chí Sức khỏe trẻ em, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng; Nhà báo Đặng Quốc Trung, Phó Chủ tịch Hội đồng. Cùng các nhà khoa học thành viên: GS,TS Phùng Hữu Phú; PGS,TS Nguyễn Thế Kỷ; TS Nguyễn Công Dũng; TS Doãn Thị Thuận; TS Nguyễn Văn Minh; TS Nguyễn Ngọc Toản; TS Trần Bá Dung, Ủy viên Hội đồng; Nhà báo Nguyễn Hải Đường; TS. Nguyễn Hoàng Hiệp; Nhà báo Nguyễn Ngọc Thanh; Nhà báo Nguyễn Thanh Cao; Nhà báo Đỗ Mạnh Hùng;Thầy thuốc ưu tú, BS Đỗ Thúy Lan.
Ban Biên tập: Căn cứ Quyết định số 78- QĐ/HCT của Chủ tịch Hội Cứu trợ trẻ em TTVN, ông Trần Doãn Tiến, nguyên Tổng biên tập Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổng biên tập Tạp chí Tình thương & Cuộc sống được bổ nhiệm chức vụ Tổng biên tập Tạp chí in và Tạp chí điện tử Sức khỏe trẻ em; và căn cứ Quyết định số 79- QĐ/HCT của Chủ tịch Hội Cứu trợ trẻ em TTVN, ông Nguyễn Văn Minh, Phó Tổng biên tập Tạp chí Tình thương & Cuộc sống được bổ nhiệm chức vụ Phó Tổng biên tập Tạp chí in và Tạp chí điện tử Sức khỏe trẻ em.
Các ban chuyên môn: gồm 11 đơn vị: (1) Ban Thư ký tòa soạn;(2) Ban Chuyên đề; (3) Ban Xã hội; (4). Ban Khoa giáo; (5) Trung tâm Media; (6) Trung tâm tư vấn pháp luật; (7) Ban Trị sự; (8).Trung tâm truyền thông; (9) Ban bạn đọc- Cộng tác viên; (10) Văn phòng đại diện phía Nam; (11) Văn phòng miền Trung, Tây nguyên.
(Tạp chí điện tử sức khỏe trẻ em).