Chuyện trò với Nhà báo

Trung tâm cứu trợ trẻ em tàn tật thành phố Nam Định tổ chức kỷ niệm 24 năm ngày Người khuyết tật Việt Nam (18/4/1998 – 18/4/2022). Phóng viên Phương Oanh đến dự và phỏng vấn ông Trần Hải, Giám đốc Trung tâm về quá trình hoạt động, ông đã vui vẻ trả lời.

Ông Trần Hải, Giám đốc TT CTTETT TP. Nam Định

 

Giáo sư Nguyễn Tài Thu thăm và tặng quà các cháu khuyết tật của trung tâm

Bà Sylvie Toucat chủ tịch Hội “Vì Tâm” (Pháp), thứ 2 từ trái sang tài trợ xây nhà cho trung tâm

        Cuối tháng 5 năm 1996 ủy ban nhân dân thành phố ra quyết định điều động tôi đang là trưởng ban biên tập đài phát thanh nhận nhiệm vụ giám đốc Trung tâm cứu trợ trẻ em tàn tật. Cũng trong dịp ấy, giáo sư Nguyễn Tài Thu chủ tịch Hội cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam về thành phố Nam Định tổ chức đào tạo phương pháp điện châm cho cán bộ ngành y tế. Kết thúc đợt đào tạo, một số người đã tình nguyện tham gia xây dựng Trung tâm. Bộ khung ban đầu có 30 người tình nguyện và phòng y tế thành phố cử hai bác sỹ trẻ cùng tham gia. Địa điểm thành lập Trung tâm là một gian nhà tre lợp lá gối trên nền đất trống ven ngõ Trần Cừ. Chúng tôi đã cùng nhau họp bàn kế hoạch hoạt động. Người thì đi mượn tạm mấy gian ki ốt của doanh nghiệp Phương Đông làm nơi đón trẻ khuyết tật. Bác sỳ trẻ Trần Du và Nguyễn Văn Đô đến nhà hộ sinh thành phố mượn được một chục cái giường sắt cũ đem về. Giáo viên về hưu Lê Vũ Đạo đến mấy trường cũ xin bàn ghế không dùng đưa về Trung tâm chừa lại để dạy chữ cho học sinh khuyết tật. Nguồn tài chính ban đầu do Giáo sư Nguyễn Tài Thu tặng 14 triệu đồng và 4 máy điện châm. Với khí thế mới, mọi người đều hăm hở làm việc không kế thời gian. Mỗi ngày có trên dưới 100 trẻ khuyết tật ở thành phố và các huyện trong tỉnh đến. Các lương y, y tá chữa bệnh tật cho bệnh nhi quên cả nghỉ trưa mà cứ vui như đi hội. số tiền do giáo sư Nguyễn Tài Thu tặng đã gần hết. Thiếu bông cồn, kim châm, chúng tôi nghĩ cách xin tài trợ. Tôi một mình vào các công ty thương nghiệp trình bày hoàn cảnh của trẻ khuyết tật. Các chủ nhiệm doanh nghiệp thương mại và các giám đốc công ty ở Ihành phố đã thông cảm tình hình khó khăn của trẻ khuyết tật và tài trợ một số tiền mua y phẩm châm cứu. số tiền được tài trợ lúc có lúc không, suốt thời gian dài anh chị em làm việc tại Trung tâm cũng không được trợ cấp đời sống. Các bác sỹ tăng cường và y tá tự nguyện đều xin về cơ quan cũ và vào các bệnh viện. Không để cho những người còn lại có tư tưởng chán nản. Tôi ngẫm nghĩ: Hay là lên Hà Nội một chuyến. Dò theo địa chỉ, tôi đến Tổng công ty Xi măng Việt Nam ngồi chờ đến giờ làm việc. Anh bảo vệ cơ quan dẫn tôi lên gặp ông Tổng giám đốc, ông đọc văn bản và mời tôi uống nước, rồi ông cầm bút phê vào tờ giấy xin tài trợ cho trẻ khuyết tật. Chị nhân viên văn phòng dẫn tôi đến phòng tài vụ nhận tiền tài trợ. Tôi vội vàng ra ga tầu về Nam Định nhập tiền cho kế toán và thủ quỹ. Không nghỉ, tôi phân công việc làm cho từng bộ phận rồi lên đường. Như một kỷ niệm đáng nhớ, ông bạn quen dẫn tôi đến Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam gặp ông Chủ tịch Tập đoàn. Ông bắt tay tôi và tươi cười nói – À! Giám đốc cũng phải đi vận động giúp đỡ hả? Tôi khiêm tốn trả lời – Vâng, làm từ thiện vì trẻ khuyết tật ạ. Tôi chào ông Chủ tịch Tập đoàn rồi về Nam Định. Mấy ngày sau Ngân hàng Công thương tỉnh Nam Định báo Tài khoản của Trung tâm có thêm 100 triệu đồng. Trong thời gian tôi đi vận động, anh chị em cán bộ, giáo viên báo cáo: Mồi ngày có từ 70 đến 80 trẻ khuyết tật vận động đến, chúng tôi đã châm cứu không thiếu một cháu nào. Tôi mừng thầm, nhờ có sự giúp đỡ từ thiện của các mạnh thường quân nên kết quả rõ rệt. Mấy ngày mưa gió triền miên, tôi ở Trung tâm theo dõi tinh thần làm việc của anh chị em và soạn văn bản gửi các bộ ở Trung ương. Mấy tuần sau đoàn cán bộ Công đoàn Bộ Tài chính về thăm Trung tâm và tài trợ 50 triệu đồng. Đoàn cán bộ Ngoại giao từ Hà Nội về Nam Định vào thăm trẻ khuyết tật và tặng thêm một số tiền đủ mua lại bốn gian ki ốt của Công ty Phương Đông và làm thêm bốn gian nhà bằng luồng mái lợp giấy dầu dành cho trẻ khuyết tật vận động. Tổng kết 5 năm chúng tôi báo cáo đã chữa cho 1.360 trẻ trong thành phố và trong tỉnh Nam Định bằng phương pháp điện châm, số trẻ khuyết tật nhẹ được học trong 2 lớp nhà mới làm, mỗi lớp có 15 đến 20 học sinh do 2 thày giáo hưu trí dạy trẻ từ không biết chữ đến lớp bốn. Đến dự Hội nghị Tổng kết bà Phó chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố phát biểu biểu dương sự nỗ lực của cán bộ giáo viên và trao tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải cho tập thể Trung tâm và cho cá nhân giám đốc.
       Mùa hè năm 2004 văn phòng Trung ương Hội cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam cùng vợ chồng người NewZealand về làm việc với Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Nam Định tài trợ một số tiền mua lại ngôi nhà 9C phố Quang Trung giao cho Trung tâm hoạt động. Dịp may lại đến, bà Diane thuộc tổ chức nhân đạo Autralia thăm Việt Nam được Bộ y tể giới thiệu đến Trung tâm chúng tôi. Bà thấy trẻ khuyết tật đi bước thấp, bước cao. Bà bảo chị phiên dịch nói tặng cho Trung tâm một số dụng cụ tập đi và thiết bị dạy nghề. ít lâu sau, cảng biển Hải Phòng gửi văn bản báo cho chúng tôi ra nhận 20 máy may cũ, 15 bộ máy tính đã qua sử dụng. Chúng tôi thành lập ngay lớp dạy may cho trẻ từ 13 đến 15 tuổi và lóp dạy tin học. Qua 2 tháng, các con may được quần áo bảo hộ lao động. Bà con tiểu thương chợ Rồng nhận bao tiêu và trả tiền bồi dưỡng cho học sinh lớp may.
       Một ngày cuối mùa đồng, ông Phạm Quang Nhượng bí thư Thành ủy Nam Định gọi tôi sang và nói: – Hội từ thiện Pháp cho dự án xây nhà, đồng chí có nhận không? Tôi vâng dạ liên tục và được gặp ông Chủ nhiệm ủy ban chăm sóc bảo vệ trẻ em tỉnh Nam Định đồng ý trao cho dự án xây dựng nhà hai tầng gồm 15 phòng. Đây là nguồn tài trợ của hội “Vì Tâm” cộng hòa Pháp do bà Sylvie Toucat làm chủ tịch. Ban quản lý đầu tư xây dựng thành phố làm chủ đầu tư. Cuối năm 2006 công trình đã hoàn thành, chúng tôi nhận chìa khóa mở phòng dành cho bệnh nhi, học sinh các lớp. Bốn tháng sau, bà Sylvie Toucat sang kiểm tra ngôi nhà. Bà bước lên tầng hai, tôi theo chân bà và đề nghị bà tài trợ xây dựng lớp dạy chữ cho trẻ khuyết tật. Bà quay lại, lắc đầu. Khi bà Sylvie Toucat xuống cầu thang gọi ô tô của Hội Vì Tâm chưa thấy xe đón. Tôi dùng xe máy chở bà sang Hội người mù tỉnh Nam Định. Trên đường đi giữa trưa hè nắng gắt, bà che tay lên đầu, tôi vội nâng mũ của tôi đội lên đầu bà đang ngồi sau yên xe. Đến trụ sở Hội người mù, bà niềm nở nói: – Tôi bằng lòng cho xây lớp học. Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh làm chủ đàu tư. Trong dịp này, chúng tôi tổng kết hoạt động “Vì trẻ em tàn tật”. Trung ương Hội cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam về dự, ủy ban nhân dân thành phố đến dự biểu dương những cố gắng của Trung tâm. ’ Mặc dầu đã cố gắng chữa tật cho trẻ bị tê liệt chân, tay, có trẻ không thể đi lại được, tôi liên hệ với tổ chức cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam tặng Trung tâm 202 chiếc xe lăn đã qua sử dụng. Được ủy ban nhân dân thành phố đồng ý, chúng tôi phân phối cho mỗi trẻ khuyết tật một chiếc xe lăn. Còn lại, phân phối đến các Hội chữ thập đỏ huyện tặng cho những người già, người tàn tật. Năm 2010, tôi được anh công an Hà Nội cho biết: “Đại sứ quán Kuwait muốn giúp đỡ người nghèo tại Việt Nam, tôi bàn với Phó giám đốc Phan Sỹ và trưởng bộ phận Y tế Nguyễn Thị Tú lên Hà Nội. Vào Đại sứ quán Kuwait, họ là người Ả Rập, tôi mạnh dạn chào và nói tiếng Anh bầy tỏ nguyện vọng của mình. Ông Rechard đại sứ đặc mệnh nói với chị phiên dịch bảo: ông ấy không tài trợ tiền mà chỉ đế xây nhà cho người tàn tật. Tôi trình bày, chị phiên dịch nói với ông Đại sứ, ông ấy bằng lòng cho Trung tâm xây nhà. về Nam Định, bưu điện tỉnh chuyển cho chúng tôi văn bản bằng tiếng Anh. Suốt một năm trả lời phỏng vấn của Đại sứ. Cuối năm 2013 chúng tôi nhận tài trợ, họ yêu cầu phải xây dựng trước ngày Noel. Tôi báo cáo Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Phạm Đình Nghị, ông ra văn bản cho phép xây dựng ngôi nhà 2 tấng và một bể thủy trị liệu trong khuôn viên của Trung tâm. Năm 2014 chúng tôi tổ chức khánh thành mời ông Đại sứ Kuwait, mời Trung ương Hội cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam, ủy ban nhân dân thành phố Nam Định và các ngành tới dự. Chúng tôi báo cáo hoạt động trong 18 năm cứu chữa, dạy chữ, dạy nghề cho 4.500 trẻ khuyết tật, trong đó có 60% số trẻ đỡ tật bệnh được hòa nhập cộng đồng. Trong niềm vui chung ấy, bà Phùng Thị Tuyết Nhung phó chủ tịch Trung ương Hội cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam phát biểu, tặng kỷ niệm chương Người khuyết tật cho ông Rechart Đại sứ đặc mệnh Kuwwait và bằng khen của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cho Giám đốc Trần Hải.
     Trải qua 25 năm hoạt động thành công và sôi nổi đều có bàn tay khối óc của trên 30 cán bộ, giáo viên, kỹ thuật viên Trung tâm. Trong đó có những tấm lòng của các giáo viên hưu trí, các b.ác sỹ, y tá, lương y tham gia tình nguyện trong những năm tháng ban đầu. Hiện nay những người còn lại đều in đậm tâm trí vì trẻ khuyết tật. Cuộc sống của họ chưa đủ đầy như các Trung tâm khác trong thành phố, trong nước nhưng họ đã tích cực phấn đấu phát triển Trung tâm được Trung ương Hội cứu trợ trẻ em Việt Nam biểu dương. Nhiều cá nhân được tặng bằng khen, giấy khen của các cấp, các ngành như: Lương y kiêm giáo viên Nguyễn Thị Tú luôn nhận việc khó dạy hàng chục trẻ khiếm thính biết nói, biết viết, biết hát. Trẻ tự kỷ ở gia đình không có cách chữa, đến Trung tâm được lương y kiêm giáo viên hết lòng chăm sóc, can thiệp, các con được hòa nhập cộng đồng. Giáo viên Ngô Xuân Hiển đã dạy nhiều học sinh trí tuệ chậm phát triển, học sinh khiếm thính biết đọc, biết viết, biết làm toán được cha mẹ các con vui lòng, tin tưởng. Giáo viên Đỗ Thị Trang có con nhỏ vẫn dành ngày thứ bảy, chủ nhật suốt hai năm lên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đế học tập nâng cao trình độ dạy trẻ tự kỷ. Đến nay đã là 26 năm tận tụy cứu trợ trẻ em tàn tật, nhiều cán bộ, giáo viên, nhân viên tuổi đời tăng lên theo thời gian, nhưng ai nấy đều vượt qua khó khăn của chính mình để xây dựng phát triển Trung tâm mãi mãi là niềm hy vọng của trẻ khuyết tật.

Phương Oanh
Ghi chép theo lời kế của Giám đốc Trung tâm cứu trợ trẻ em tàn tật thành phố Nam Định

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *