PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI CỨU TRỢ TRẺ EM TÀN TẬT VIỆT NAM NHIỆM KỲ V VÀ CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC HỘI NĂM 2016

Kỳ họp thứ I, nhiệm kỳ V Hội CTTETTVN đã thông qua phương hướng hoạt động 5 năm (2015 -2020) và chương trình công tác năm 2016.

       A – Phương hướng hoạt động Hội nhiệm kỳ V:

       I. Về y tế, nghiệp vụ:

       1.Về y tế:  tiếp tục nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, phục hồi chức năng cho trẻ em khuyết tật với các định hướng.

Nghiên cứu trị liệu các phương pháp điều trị nội khoa.

– Châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, vật lý trị liệu, thuốc đông y tại các cơ sở.

– Phối kết hợp với các cơ sở y tế thực hiện phẫu thuật và phục hồi chức năng sau phẫu thuật.

– Tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ hội viên trực tiếp theo dõi chữa trị cho trẻ em khuyết tật.

– Tổ chức các cuộc tọa đàm hội thảo về công tác chuyên môn và các hoạt động có liên quan tới chuyên môn.

       2. Về giáo dục và hỗ trợ phục hồi chức năng trẻ chậm phát triển trí tuệ, rối nhiễu tâm trí, chứng tự kỷ và các dạng khuyết tật trí tuệ khác:

– Tổ chức hội nghị tọa đàm bàn thống nhất về nội dung, phương châm, phương pháp hoạt động giữa các cơ sở có chức năng nhiệm vụ cùng loại.

– Tổ chức các lớp học nâng cao năng lực, nghiệp vụ cho cán bộ hội viên trực tiếp hỗ trợ trẻ em khuyết tật trí tuệ.

– Xây dựng đề án thực hiện giai đoạn từ 2016 – 2020 trình các cấp có thẩm quyền nhằm kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng, xây dựng “thương hiệu” hoạt động của trung tâm, nhà cứu trợ.

– Lập tờ trình với Bộ Lao động Thương bình & Xã hội về chế độ chính sách đối với các cán bộ hội viên trực tiếp điều trị, hỗ trợ cho trẻ khuyết tật trí tuệ với Bộ Giáo dục về nội dung chương trình giảng dạy, đăng ký những cán bộ nhân viên đang thực hiện nhiệm vụ này để Bộ tổ chức quản lý và được thực hiện việc bồi dưỡng nghiệp vụ, việc cung cấp tài liệu, việc tham gia là thành viên của chương trình quốc gia 2016 – 2020; được thực hiện các chế độ chính sách theo quy định của Nhà nước.

       3. Về hướng nghiệp dạy nghề:

– Thống nhất nội dung, phương pháp hướng nghiệp dạy nghề với trẻ em khuyết tật.

– Xây dựng đề án, đề xuất chế độ đối với những cán bộ hội viên trực tiếp hướng nghiệp dạy nghề cho trẻ em khuyết tật với Bộ Lao động Thương binh & Xã hội (trực tiếp là Cục Bảo trợ Xã hội, Tổng Cục dạy nghề) xem xét quyết định.

        II. Công tác kinh tế tài chính, hậu cần.

        1. Tìm mọi biện pháp phù hợp đảm bảo chi hành chính cho Hội bên cạnh nguồn tài chính từ ngân sách Nhà nước cấp.

        2. Nghiên cứu xây dựng các đề án khả thi trình Chính phủ xem xét, phê duyệt để được cấp kinh phí thực hiện, gồm các dự án:

+ Điều tra cơ bản.

+ Khám chữa bệnh, phục hồi chức năng.

+ Đào tạo và nâng cao tay nghề cho cán bộ hội viên.

+ Hướng nghiệp dạy nghề cho trẻ khuyết tật.

        3. Cung cấp cơ sở pháp lý để các đơn vị hình thành các tổ chức dịch vụ xã hội, dịch vụ công.

        4. Tiếp tục làm việc với Bộ Tài chính, Bộ Lao động Thương binh & Xã hội về việc Hội tham gia thực hiện chương trình hỗ trợ người khuyết tật từ năm 2016 – 2020 của Nhà nước.

– Trong mọi hoàn cảnh tìm sự hỗ trợ để đảm bảo công tác tài chính, hậu cần phục vụ cho hoạt động của Ban Chấp hành và Văn phòng Hội.

 

       GS. Chủ tịch Nguyễn Tài Thu tặng kỷ niệm chương ” Vì trẻ khuyết tật” cho cán bộ Hội

        III. Công tác tuyên truyền, vận động.

       1. Đẩy mạnh và chú trọng hơn nữa công tác tuyên truyền vận động, sao cho nhiều người, nhiều tổ chức hiểu rõ về Hội, thông cảm gắn bó đồng hành cùng các hoạt động của Hội. Đây là biện pháp rất  quan trọng phải đi trước một bước.

– Muốn vậy tất cả cán bộ hội viên cần nắm vững về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Hội được quy định trong Điều lệ Hội, để tùy từng hoàn cảnh cụ thể thực hiện tuyên truyền phổ biến trong mọi lúc, ở mọi nơi, với mọi đối tượng, cuốn hút các đối tượng vào hoạt động Hội

– Kết hợp chặt chẽ giữa tuyên truyền và vận động tài trợ cho hoạt động Hội.

– Xây dựng mối quan hệ hỗ trợ, phối hợp với bộ phận công tác từ thiện tại các cơ sở y tế, xã hội, các doanh nghiệp và các hội khác có cùng mục tiêu, đối tượng.

        2. Tăng cường phát hành và nâng cao chất lượng báo chí truyền thông.

– Tranh thủ sự quan tâm giúp đỡ của Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các Bộ, Ngành – nhất là Bộ Lao động Thương binh & Xã hội, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục & Đào tạo.

– Không ngừng nghiên cứu, đổi mới và làm phong phú thêm nội dung tạp chí, nên tăng các bài trao đổi, hướng dẫn thực tế. Nhất là hướng dẫn để phòng tai nạn, thương tích cho trẻ em.

– Các vị Ủy viên Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra hàng tháng cung cấp bài để đăng trên Website và Tạp chí Tình thương & Cuộc sống.

– Các hội thành viên và các cơ sở hàng tháng cung cấp thông tin, báo cáo về các hoạt động của đơn vị mình, các nghiên cứu đề xuất và các thông tin khác. Đồng thời tạo nguồn mua Tạp chí Tình thương & Cuộc sống mỗi tháng một số để gắn bó Hội với các hội viên.

Văn phòng Trung ương Hội nghiên cứu nếu có đủ điều kiện, có thể hàng quý phát hành bản tin công tác Hội nhằm thông tin tới các đơn vị hoạt động của Hội

     3. Tổ chức các sự kiện giao lưu, văn nghệ, tặng quà cho trẻ em khuyết tật, lấy đó làm một kênh tuyên truyền quảng bá về Hội với xã hội.

     4. Đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua “Học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và cuộc vận động xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.

– Các Hội thành viên và các cơ sở thuộc Trung ương Hội:

+ Liên hệ với chính quyền, Mặt trận Tổ quốc địa phương nắm vững các tiêu chí, đăng ký thi đua với địa phương.

+ Xây dựng kế hoạch thực hiện các tiêu chí đó tại đơn vị, phát động cán bộ hội viên thực hiện.

– Kết hợp xây dựng và thực hiện phong trào chống lãng phí, chống tham nhũng; thực hiện các quy chế tại cơ sở nhất là “quy chế dân chủ”, “quy chế quản lý tài chính, tài sản”, xây dựng các quy định về định mức tiêu chuẩn, đi công tác cơ sở….

 

     Học viên của Trung tâm Vì ngày mai thi thời trang

       IV. Công tác tổ chức.

       1. Rà soát, phân loại tất cả các cơ sở trực thuộc quyết định cho giải thể, những đơn vị không đủ điều kiện tồn tại; những đơn vị khác cần chấn chỉnh tổ chức, đưa các hoạt động vào nề nếp, thực hiện đầy đủ Điều lệ Hội và các quy định của Ban Chấp hành Trung ương Hội.

        2. Tổ chức thành công hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Hội khóa V.

– Quyết định về tổ chức của Ban Chấp hành.

– Phân công các Ủy viên Ban Chấp hành vào các lĩnh vực hoạt động của Hội.

– Xây dựng và thông qua các quy chế, quy định của Ban Chấp hành.

– Xây dựng chương trình công tác Hội năm 2016 và toàn khóa.

      3. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện Điều lệ Hội.

      4. Tổ chức thực hiện Nghị quyết Ban Chấp hành kỳ I.

      5. Tiếp tục nghiên cứu mô hình tổ chức – xây dựng định hướng và tiêu chí phát triển tổ chức Hội, trên cơ sở đó kết nạp mới các hội các đơn vị thành viên và các cơ sở thuộc Hội.

      6. Tạo điều kiện tổ chức các lớp học ngắn hạn, các lớp tập huấn, nâng cao kỹ năng công tác xã hội cho cán bộ hội viên.

– Nghiên cứu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, hội viên trực tiếp làm việc tại các đơn vị cơ sở, chuẩn hóa các trung tâm, nhà cứu trợ.

– Xây dựng và thực hiện quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp.

– Phấn đấu duy trì giữ vững và phát triển sự đoàn kết chặt chẽ, thân thiết giữa các tổ chức, hội viên.

– Đẩy mạnh công tác phát triển hội viên.

– Xây dựng và phát huy mối quan hệ tốt đẹp với Văn phòng Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, và các Ban, Ngành.

– Phát hiện, đào tạo, chuẩn bị nhân sự cho nhiệm kỳ kế tiếp (2020 – 2025).

* Trên đây là 4 nội dung cơ bản công tác Hội nhiệm kỳ năm 2016 đến năm 2020.

– Căn cứ vào tình hình cụ thể, hàng năm Ban Chấp hành xây dựng chương trình hoạt động, hướng dẫn toàn Hội thực hiện.

 

   Giáo viên Trung tâm Sao Mai biểu diễn văn nghệ 

     B – Chương trình Công tác Hội năm 2016.

– Năm 2016 là năm đầu tiên triển khai chương trình công tác Hội toàn khóa. Do vậy toàn Hội tập trung triển khai toàn diện các nội dung công tác đã nêu, đồng thời: thực hiện các công việc thường quy của các tổ chức Hội và phấn đấu thực hiện một số hoạt động của năm sau đây.

    1. Về chuyên môn:

– Tiếp nhận và chữa trị hục hồi chức năng bằng phương pháp nội khoa (châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, vật lý trị liệu, thuốc) cho khoảng 500 đến 1.000 lượt trẻ.

– Phẫu thuật chỉnh hình, sửa tật vận động, và các tật khác cho khoảng 200 trẻ.

– Tiếp nhận, dạy dỗ, hỗ trợ, phục hồi chức năng cho khoảng 100 lượt trẻ rối nhiễu tâm trí, chứng tự kỷ, chậm nói và chậm phát triển trí tuệ.

– Tổ chức các hội nghị, tọa đàm thống nhất nội dung, phương châm, phương pháp các hoạt động nêu trên.

– Hướng nghiệp dạy nghề cho khoảng 100 trẻ, có khoảng 30% số trẻ này thành nghề.

    2. Kinh tế, tài chính, hậu cần:

– Xây dựng kế hoạch vận động tài trợ (phối hợp chặt chẽ với công tác tuyên truyền, truyền thông).

– Bước đầu nghiên cứu thực hiện các mô hình dịch vụ xã hội, dịch vụ công.

– Nghiên cứu thực hiện các biện pháp đảm bảo tài chính, hậu cần cho Ban Chấp hành, văn phòng Hội hoạt động.

   3. Về tuyên truyền vận động:

– Các hội và tổ chức thành viên, các cơ sở hội tuyên truyền vận động về hội, về đơn vị cơ sở của mình, tổ chức các cuộc thi cho trẻ em khuyết tật, các sự kiện vui chơi giải trí, phát học bổng, phát quà.

– Văn phòng Trung ương Hội tổ chức 1 đến 2 sự kiện vào các dịp: Tháng hành động vì trẻ em (tháng 6), tết Trung thu hoặc hoặc đón Xuân mới 2017.

– Nghiên cứu biên soạn tóm tắt kỷ yếu về Hội.

   4. Về tổ chức:

– Rà xoát, phân loại xử lý xong những tồn tại về các cơ sở thuộc Hội.

– Tiếp tục làm việc với văn phòng Chính phủ, các Bộ và cơ quan hữu quan để giải quyết các công việc:

+ Phê duyệt Điều lệ Hội.

+ Vấn đề đăng ký tham gia chương trình Nhà nước hỗ trợ người khuyết tật đến năm 2020.

+ Đăng ký thi đua.

+ Trình các đề án.

– Hoàn thiện tổ chức và chuyên nghiệp hóa văn phòng Trung ương Hội.

– Xây dựng kế hoạch, củng cố và phát triển tổ chức Hội, phát triển hội viên.

– Hướng dẫn thi hành Điều lệ Hội và hướng dẫn nội dung phong trào thi đua trong toàn Hội.

    Trên đây là tóm tắt nội dung công tác Hội từ năm 2016 đến năm 2020 và công tác năm 2016 của Hội đã được Hội nghị lần thứ nhất (ngày 18 tháng 3 năm 2016) Ban Chấp hành Trung ương Hội (khóa V) thông qua. Đề nghị các vị ủy viên Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra, các vị lãnh đạo các Hội thành viên, tổ chức thành viên và các cơ sở thuộc Trung ương Hội căn cứ vào tình tình thực tế, xây dựng chương trình, kế hoạch và biện pháp thực hiện các nội dung công tác này./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *