Gương mặt tiêu biểu

Chuyện trò với Nhà báo

Chuyện trò với Nhà báo

Trung tâm cứu trợ trẻ em tàn tật thành phố Nam Định tổ chức kỷ niệm 24 năm ngày Người khuyết tật Việt Nam (18/4/1998 – 18/4/2022). Phóng viên Phương Oanh đến dự và phỏng vấn ông Trần Hải, Giám đốc Trung tâm về quá trình hoạt động, ông đã vui vẻ trả lời.

Bà Lê Thị Thu Hiền   Giám đốc Trung tâm trợ giúp xã hội trẻ khuyết tật An Khánh (Phú Thọ)

Bà Lê Thị Thu Hiền Giám đốc Trung tâm trợ giúp xã hội trẻ khuyết tật An Khánh (Phú Thọ)

Sinh ra và lớn lên tại một vùng quê nghèo thuần nông nghiệp, khi học xong lớp 12, tôi thấy ở nơi mình sinh sống có một vài em bé đã đến tuổi học mẫu giáo hoặc tiểu học, nhưng thay vì đến trường thì các em lại thu mình chơi ở nhà, không biết giao tiếp và nói chuyện với người thân. Thậm chí, có em vì không có ai trông nom mà bỏ nhà đi lang thang, không ý thức được sự nguy hiểm xung quanh mình. Khi ấy, tôi đã tìm hiểu xem vì sao các em lại có những hành vi như vậy. Khi biết được rằng, đó là biểu hiện của hội chứng tự kỷ, rối loạn tâm thần, chậm phát triển trí tuệ… Địa phương tôi sinh sống lúc đó không có trường lớp dạy cho những trẻ em này, ngay cả người thân của các em còn không biết các em bị bệnh gì, hàng xóm và bạn bè cùng trang lứa các em thì có thái độ kì thị, xa lánh và không muốn tiếp xúc với các em.

Bà Lê Minh Hiền – Phó Giám đốc Trung tâm Chăm sóc sức khỏe, dạy nghề và tổ chức sản xuất cho Thanh Thiếu niên khuyết tật Vì Ngày Mai (gọi tắt là Trung tâm Vì Ngày Mai).

Bà Lê Minh Hiền – Phó Giám đốc Trung tâm Chăm sóc sức khỏe, dạy nghề và tổ chức sản xuất cho Thanh Thiếu niên khuyết tật Vì Ngày Mai (gọi tắt là Trung tâm Vì Ngày Mai).

Bà Lê Minh Hiền – Sinh ngày 17 tháng 11 năm 1953, Bà bị khuyết tật vận động (phương tiện trợ giúp là xe lăn và nạng)
Bà sinh ra và lớn lên trong gia đình có nề nếp, học hết phổ hông và Đại học chính quy chuyên nghành quản lý kinh tế. Năm 24 tuổi bị tai nạn giao thông và bị mất 80% sức khỏe do thương tật theo giám định y khoa thành phố Hà Nội. Đã công tác 20 năm ở sở quản lý ăn uống công cộng và dịch vụ Hà Nội. Năm 1994, Sở sát nhập và công tác tại Sở thương mại Hà Nội, nghỉ mất sức năm 1996. Chồng mất năm 1995, nuôi dạy hai con thành đạt.

Em Nguyễn Châu Hoàng Phúc – Học sinh Trường giáo dục chuyên biệt Hy Vọng, Gò Vấp – TP Hồ Chí Minh.

Em Nguyễn Châu Hoàng Phúc – Học sinh Trường giáo dục chuyên biệt Hy Vọng, Gò Vấp – TP Hồ Chí Minh.

Sinh năm 2004. Bản thân em: Chậm phát triển trí tuệ. Ba bé không đi làm, mẹ công nhân may, bé ở với ông bà nội đã trên 70 tuổi, ông làm bảo vệ hoàn cảnh gia đình rất khó khăn. Trường Hy Vọng – Gò vấp – TP. Hồ Chí Minh miễn hết các khoản bán trú cho em từ năm 2014 – 2022. Em đã đạt huy chương vàng tại Special Olympics games 2023.
Trước đây, Hoàng Phúc đã đạt nhiều thành tích tốt tại các giải thể thao người khuyết tật trong nước.
Bocce là môn thể thao lăn bóng gỗ đặc trưng dành cho người khuyết tật trí tuệ, Down và tự kỷ. Bocce có hệ thống thi đấu quốc tế trên toàn thế giới do Special Olympics phát triển.
Môn thể thao này không chỉ giúp các em nhỏ mắc hội chứng down, tự kỉ hay thiểu năng trí tuệ có được lợi ích sức khỏe mà còn giúp em không còn cảm giác cô lập với cộng đồng.

Ông Sáu Chí – Một tấm lòng nhân ái với trẻ khuyết tật

Ông Sáu Chí – Một tấm lòng nhân ái với trẻ khuyết tật

Tổng kết hoạt động năm 2020, cùng với những thành quả đạt được từ sự nỗ lực của tập thể luôn gắn bó với công tác từ thiện hướng về những mảnh đời bất hạnh trong xã hội. Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật TP. HCM còn vinh dự đón nhận tin vui: ông Nguyễn Văn Chí – Phó Chủ tịch Hội cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam, Chủ tịch Hội cứu trợ Trẻ em tàn tật TP.HCM, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP.HCM được nhận Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng.

Đó là sứ mệnh là hạnh phúc của người nghệ sĩ cao tuổi

Đó là sứ mệnh là hạnh phúc của người nghệ sĩ cao tuổi

82 tuổi đời, 35 tuổi Đảng – bà Phan Thị Phúc – Chủ nhiệm Câu lạc bộ (CLB) văn nghệ trẻ em khuyết tật (TEKT) Hà Nội (tại X1 ngõ 17 Hoàng Ngọc Phách, phường Láng Hạ, quận Đống Đa), vẫn giữ được vóc dáng thon thả, khuôn mặt tươi trẻ cùng giọng nói của người Tràng An – nhẹ nhàng, trong trẻo.